Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 29 (Có hướng dẫn chấm)

1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? 

A. Phong cách Hồ Chí Minh

B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

D. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

2. Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi tái hiện một giai đoạn lịch

       sử đầy biến động của 30 năm cuối thế kỉ XVIII , mấy năm đầu thế kỉ XI X là :

A. Truyền kì mạn lục                                         B. Hoàng Lê nhất thống Chí

C. Vũ trung tuỳ bút                                            D. Cả b,c dều đúng

3. Bài thơ "Ánh trăng" được trích từ tập thơ nào ?

A. Đầu súng trăng treo                                      B. Ánh trăng

C. Vầng trăng quầng lửa                                   D. Không phải a,b,c

4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong 2 câu thơ sau là :

                                             "Có tài mà cậy chi tài

                                       Chữ tài liền với chữ tai một vần".

A. Ẩn dụ                       B. Hoán dụ                   C. Điệp ngữ                  D. Chơi chữ

5. Đều viết bằng chữ Hán là nhóm các tác phẩm nào ?

A. Chuyện người con gái Nam Xương - Truyện Kiều - Hoàng Lê nhất thống Chí

B. Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút - Hoàng Lê nhất thống chí

C. Hoàng Lê nhất thống Chí - Vũ trung tuỳ bút - Chuyện người con gái Nam Xương

D. Bình Ngô Đại cáo - Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút

6. Truyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai ? 

A. Tác giả                     B. Anh thanh niên       C. Ông hoạ sĩ               D. Bác lái xe

docx 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 29 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_29_co_huong_dan_cha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 29 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 29 Phần trắc nghiệm: Đọc kĩ câu hỏi rồi chọn đáp án đúng cho các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? A. Phong cách Hồ Chí Minh B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em D. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh 2. Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của 30 năm cuối thế kỉ XVIII , mấy năm đầu thế kỉ XI X là : A. Truyền kì mạn lục B. Hoàng Lê nhất thống Chí C. Vũ trung tuỳ bút D. Cả b,c dều đúng 3. Bài thơ "Ánh trăng" được trích từ tập thơ nào ? A. Đầu súng trăng treo B. Ánh trăng C. Vầng trăng quầng lửa D. Không phải a,b,c 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong 2 câu thơ sau là : "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần". A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Điệp ngữ D. Chơi chữ 5. Đều viết bằng chữ Hán là nhóm các tác phẩm nào ? A. Chuyện người con gái Nam Xương - Truyện Kiều - Hoàng Lê nhất thống Chí B. Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút - Hoàng Lê nhất thống chí C. Hoàng Lê nhất thống Chí - Vũ trung tuỳ bút - Chuyện người con gái Nam Xương D. Bình Ngô Đại cáo - Truyện Kiều - Vũ trung tuỳ bút 6. Truyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai ? A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ D. Bác lái xe 7. Câu ca dao sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ? Ai ơi chớ vội cười nhau Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự 8. Hai câu cuối của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có dùng biện Pháp nghệ thuật: A. Nhân hoá - hoán dụ B. Hoán dụ - tương phản C. Điệp ngữ - nhân hoá D. Tương phản - so sánh 9. Trong hai câu thơ "Ngại ngùng dơn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày", Nguyễn Du đã miêu tả : A. Tả cảnh B. Tả người C. Tả ngoại hình D. Tả nội tâm 10. Trong đoạn thơ tả cảnh chi em Thuý Kiều du xuân trở về có mấy từ láy ? A. Ba B. Bốn C Năm D. Sáu 11. Câu thơ sau nói về nhân vật Hồ Tôn Hiến trong truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng bị thiếu
  2. một từ,em hãy chọn trong các từ sau một từ thích hợp để điền vào : "Lạ thay mặt sắt cũng vì tình" A. Ngây B. Say C. Mê D. Ưa 12. Cho các cụm từ sau : 1.Tiếng kêu của nó 2. nghe thật xót xa 3. và xé cả ruột gan mọi người 4. xé sự im lặng 5. như tiếng xé Em hãy chọn cách sắp xếp tốt nhất để tạo thành câu văn miêu tả tiếng kêu của nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng . A. 1-5-4-3-2 B. 1-2-5-4-3 C. 1-5-2-4-3 D. 1-2-4-3-5 Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép những câu thơ bộc lộ tâm trạng đau buồn, lo âu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích . Phân tích cái hay về nghệ thuật ở câu thơ cuối của đoạn . Câu 2 : Hãy kể về một việc làm tốt của một người bạn mà em rất cảm phục . ( chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A/Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 P/án d b b d c c d b d c a a Â/ Phần tự luận : ( 7 điểm ) *Câu 1 ( 2 điểm ) _ Chép đúng 8 câu cuối của đoạn trích ( Kiều ở lầu Ngưng Bích ) tr.4/sgk văn 9 tập I ( 1 điểm ) ( sai từ 2 đến 4 lỗi chính tả không cho điểm tối đa, sai từ 5 lỗi trở lên trừ nửa số điểm ) _ Chỉ ra được nghệ thuật của câu thơ cuối : từ láy ( ầm ầm ) từ gợi tả âm thanh ( ầm ầm, kêu ) đảo trật tự cú pháp ( ầm ầm tiếng sóng ) ( 0,5 điểm ) _ Chỉ được nội dung : âm thanh dữ dội như tiếng gõ cửa của định mệnh, tiếng gầm gào của hiểm hoạ, tất cả như báo hiệu những tai biến sẽ đến với cuộc đời Kiều *Câu 2 ( 5 điểm ) _ Nhìn chung toàn bài kể được câu chuyện, đưa được yếu tố miêu tả, biểu cảm vào một cách hợp lí, diễn đạt lưu loát , bố cục đầy đủ, cân xứng ( 1 điểm ) _ Phần mở bài : Giới thiệu về người bạn và và việc làm của bạn ( 0,5 điểm ) _Phần thân bài : Kể lại được đầy đủ các chi tiết về việc làm tốt của bạn, thể hiện được yêu cầu đề bài " việc làm khiến em cảm phục " ( 3 điểm ) _ Phần kết bài: Nêu được cảm nhận của bản thân trước việc làm tốt của bạn ( 0,5 điểm ) *Biểu điểm cho câu tự luận số 2: _Điểm 4,5- 5 : Thực hiện đủ các yêu cầu trên, có thể có vài thiếu sót nhỏ về nội dung hoặc diễn đạt _Điểm 3,5-4: Thực hiện tương đối đủ các yêu cầu nêu trên, lỗi diễn đạt từ 3 đến 5 chỗ _Điểm 2.5-3 : Hiểu yêu cầu , viết đúng phương thức, song văn viết còn lúng túng _ Điểm1,5-2 : Chưa kể được việc làm một cách thuyết phục, văn viết khó theo dõi
  3. _Điểm 0-1 : Chưa hiểu đề, chưa kể được gì, viết nhập nhằng không rõ ý. Hết.