Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 12.1 (Có hướng dẫn chấm)
Phần trắc nghiệm: Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm)
* Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- Người con trai bất chợt quyết định- Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút, Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm […] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “ nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [….] Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. ”
1/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
a/ Làng b/ Chiếc lược ngà c/ Bến quê d/ Lặng lẽ Sa Pa
2/ Tác giả đoạn trích trên là ai?
a/ Nguyễn Thành Long b/ Kim Lân c/ Bằng Việt d/ Y Phương
3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
a/ Miêu tả b/ Biểu cảm c/ Tự sự d/ Nghị luận
4/ Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai ( trong truyện Làng)?
a/ Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ
b/ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra
c/ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
d/ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_12_1_co_huong_dan_c.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 12.1 (Có hướng dẫn chấm)
- Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 12 Phần trắc nghiệm: Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm) * Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- Người con trai bất chợt quyết định- Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút, Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm [ ] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “ nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [ .] Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. ” 1/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? a/ Làng b/ Chiếc lược ngà c/ Bến quê d/ Lặng lẽ Sa Pa 2/ Tác giả đoạn trích trên là ai? a/ Nguyễn Thành Long b/ Kim Lân c/ Bằng Việt d/ Y Phương 3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? a/ Miêu tả b/ Biểu cảm c/ Tự sự d/ Nghị luận 4/ Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai ( trong truyện Làng)? a/ Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ b/ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra c/ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? d/ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? 5/ Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào? “Lan hỏi Hoa: - Bạn có biết trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở đâu không? - Ở Hà Nội chứ ở đâu.” a/ Phương châm về lượng b/ Phương châm về chất c/ Phương châm cách thức d/ Phương châm quan hệ 6/ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thúy Kiều? a/ Bút pháp tả thực b/ Bút pháp ước lệ c/ Bút pháp tự sự d/ Bút pháp lãng mạn 7/ Dòng nào chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? a/ Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ b/ Chúng nó, chúng em, chúng tôi c/ Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh d/ Ông, bà, tôi, ta, con người , dân chúng 8/ Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai? “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.” a/ Đúng b/ Sai. 9/ 10/ Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì? a/ Tự do b/ Lục bát c/ Thất ngôn bát cú d/ Song thất lục bát 11/ Chủ đề của bài thơ “ Đồng chí” là gì?
- a/ Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp b/ Ca ngợi những anh bộ đội cụ Hồ c/ Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính d/ Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” 12/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? a/ Tiếng La tinh b/ Tiếng Pháp c/Tiếng Anh d/ Tiếng Hán Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác khổ cuối bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Câu 2 ( 6 điểm): Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm đó. (Bài tự sự kết hợp các yếu tố:biểu cảm, miêu tả, nghị luận) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 I/ Trắc nghiệm: 1/- d 2/-a 3/- c 4/-c 5/- a 6/-b 7/- d 8/- a 9/- a-2; b-4 ; c-1; d-3 10/-a 11/-a 12/-d II/ Tự luận: ( 6 điểm) - Câu 1: Chép đúng , đủ khổ thơ ( 1 điểm) , sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm - Câu 2: ( 6 điểm) A/ Yêu cầu: 1/ Nội dung: - Kể lại câu chuyện của bản thân đã mắc một lỗi lầm khiến day dứt mãi. Chuyện kể có cốt truyện, có nhân vật, sự việc diễn biến hợp lý. - Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm: có những suy ngẫm, cảm xúc về bài học rút ra cho bản thân. 2/ Hình thức: - Bài làm có bố cục hợp lý. - Văn viết trôi chảy, mạch lạc. - Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B/ Biểu điểm: - Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh , đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Kể chuyên có ý nghĩa sâu sắc, văn viết có cảm xúc.
- - Điểm 3-4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm còn gượng ép. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề, văn viết lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng.