Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)

Câu 1. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều”?           

A. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước.

            B. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. 

            C. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. 

            D. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ. 

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì nào?

            A. Trước Cách mạng tháng 8.                                  B. Trong kháng chiến chống Pháp.

            C. Trong kháng chiến chống Mĩ.                             D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.

Câu 3. “Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào? 

           A. Phương châm quan hệ.                                         B. Phương châm về chất.

           C. Phương châm về lượng.                                       D. Phương châm cách thức.

Câu 4. Tóm tắt văn bản tự sự là: 

           A. Kể lại chi tiết các sự việc tiêu biểu.

           B. Kể lại các nhân vật chính.                                                     

           C. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

          D. Kể một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính của văn bản.

docx 6 trang Quốc Hùng 11/08/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều”? A. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. B. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. C. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. D. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ. Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng 8. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975. Câu 3. “Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ. B. Phương châm về chất. C. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức. Câu 4. Tóm tắt văn bản tự sự là: A. Kể lại chi tiết các sự việc tiêu biểu. B. Kể lại các nhân vật chính. C. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản. D. Kể một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính của văn bản. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc,
  2. mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. c) Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc. Câu 6 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: SBD: ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án D B A D II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm) Phần Nội dung Điểm a - Trích trong văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” 0.25 - Tác giả: Nguyễn Thành Long. 0.25 b - Từ láy: Ào ào, lung tung, hừng hực 0.75 * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng c từ, ngữ pháp.Viết đúng hình thức đoạn văn, độ dài từ 10-12 câu.
  3. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Ý thức trách nhiệm với công việc là làm việc với thái độ 0.5 nghiêm túc, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. - Làm việc với lòng yêu thích, say mê, nhiệt tình, có thể phải 0.75 vượt cả khó khăn, gian khổ, quyết tâm thực hiện và hoàn thành công việc đó (dẫn chứng - phân tích) - Liên hệ bản thân: ý thức trách nhiệm của em với công việc được giao. 0.5 ( Viết không đúng hình thức đoạn văn cho tối đa 0.5 điểm) Câu 6 (5.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết bài văn cảm nhận về một vấn đề trong tác phẩm. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể nêu cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc đoạn trích, tuy nhiên bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm A. Mở - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0.5 bài - Giới thiệu nhân vật ông Sáu và tình cảm của ông với con. B. Thân 1. Khái quát: bài - Ông Sáu đi kháng chiến từ lúc con gái chưa đầy tuổi, khi về thăm nhà con đã 8 tuổi, trớ trêu thay con không nhận ông là cha. Đến lúc nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi.
  4. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong 0.5 nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh. - Đặt nhân vật vào tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ Nguyễn Quang Sáng diễn tả thật cảm động tình cảm của ông Sáu dành cho con từ lúc về thăm nhà đến khi trở về khu căn cứ. 2. Cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho con: a. Tình cảm của ông Sáu dành cho con khi về thăm nhà. - Sau những ngày tháng xa cách , đến lúc được về thăm nhà, tình người cha cứ nôn nao trong người ông, xuồng chưa cập 0.5 bến ông đã nhún chân nhảy thót lên, vội vàng bước dài, kêu to “ Thu! Con” bé Thu ngơ ngác lạ lùng còn ông thì không ghìm nổi xúc động, giọng lặp bặp run run “ Ba đây con” Nhớ con bao nhiêu ông càng khao khát mong gặp con bấy nhiêu nên khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy ông “đứng sững lại, hai tay buông xuống như bị gãy, nhìn theo con” Hụt hẫng, đau đớn và thất vọng. - Trong 3 ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, mong chờ một tiếng gọi ba của con. Nhưng con bé bướng bỉnh không chịu nhận và gọi ba khiến ông vô cùng đau khổ “quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên ông phải cười vậy thôi. 0.5 + Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho con “ miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Nhưng nó đã từ chối sự quan tâm của ông “ lấy đũa soi vào chén rồi bất thần hắt cái trứng ra” khiến ông giận quá, không kịp suy nghĩ đã vung tay đánh con. Điều đó cho thấy ông khao khát mong được con nhận mình đến nhường nào.
  5. - Chỉ đến lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc làm cha, được nghe tiếng gọi “Ba” của con, rồi“một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”. Hạnh phúc thật ngắn ngủi, vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt con để lên đường. Tình yêu con của người lính cách mạng thật cảm động, vì tiếng gọi của tổ quốc, họ sẵn sàng gác tình riêng để làm nhiệm vụ. 0.5 b. Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong những ngày ở chiến trường. - Khi vào chiến trường: thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm vẫn 0.75 không làm ông nguôi nỗi nhớ con. Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung, ông dồn vào việc làm cây lược ngà, món quà kỉ niệm cho con ( dẫn chứng: tìm ngà voi, cưa từng chiếc răng lược, khắc chữ, đem lược ra ngắm nghía) -> Chiếc lược ngà đối với ông không chỉ là chiếc lược bình thường mà là vật kỉ niệm, chứa đựng bao tình thương và nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Từ khi cây lược hoàn thành ông càng mong được gặp con. - Khi bị thương nặng: không còn đủ sức trăng trối điều gì, ông đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho bạn và nhìn hồi lâu, mọi lời dặn dò, trao gửi đến con đều thể hiện trong ánh mắt cuối cùng ấy. Cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” đã nói lên tất cả tình yêu của ông dành cho con. Có thể nói chiếc 0.75 lược ngà là biểu tượng cho tình cha con, một tình cảm thiêng liêng và bất diệt mà ông Sáu, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã dành cho con.
  6. 3. Đánh giá: - Bằng cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với nhiều tình huống bất ngờ mà hợp lí, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất đã góp 0.5 phần thể hiện chân thực mà cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. C. Kết - Khẳng định lại vấn đề: Với tình cảm thiêng liêng và sâu bài nặng mà ông Sáu dành cho con “Chiếc lược ngà” xứng đáng được gọi là “ Bài ca về tình phụ tử” 0.5 - Qua truyện người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người trong chiến tranh và càng trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. - Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. - Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại, điểm lẻ làm tròn đến 0.5. ===