Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)

Câu 1. Tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là ai?

          A. Thanh Hải.                                                       B. Chính Hữu.

          C. Huy Cận.                                                          D. Viễn Phương.

Câu 2. “Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?

          A. Phương châm về chất.                                      B. Phương châm về lượng.

          C. Phương châm quan hệ.                                     D. Phương châm cách thức.

Câu 3. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào thời kì nào?

          A.Thời kì kháng chiến chống Pháp.                      B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

          C. Thời kì trung đại.                                             D. Thời kì sau năm 1975.

docx 5 trang Quốc Hùng 11/08/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_18_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 18 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 18 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là ai? A. Thanh Hải. B. Chính Hữu. C. Huy Cận. D. Viễn Phương. Câu 2. “Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây? A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 3. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào thời kì nào? A.Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Thời kì trung đại. D. Thời kì sau năm 1975. Câu 4. “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ”.(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1). Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc hình thức ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn:
  2. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ ”. a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? b) Câu văn“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là câu đơn hay câu ghép? c) Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). - Họ và tên thí sinh: SBD ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án C D B A II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm). Câu Điểm
  3. Nội dung trình bày a) Tên văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát 0,75 triển của trẻ em. b) Câu văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và 0,75 còn phụ thuộc.” => là câu đơn. c) Viết đoạn văn * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau đáp ứng được những nội dung cơ bản sau: * Tình yêu thương là sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất, là món quà tuyệt vời mà Câu 5 tạo hoá đã ban tặng. * Bàn luận: - Biểu hiện của tình yêu thương: cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những 1,5 người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến, trân trọng những người có phẩm chất đạo đức, tình cảm cao đẹp (d/c) - Được sống trong tình yêu thương, sống để yêu thương mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới. - Cuộc sống sẽ trở nên khô cằn, u tối nếu thiếu tình yêu thương, nếu xung quanh ta là những người vị kỉ. * Liên hệ: Mỗi chúng ta phải luôn thắp lên ngọn lửa yêu thương, kết nối trái tim của triệu triệu con người. * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh nắm được kĩ năng làm bài văn cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm truyện thơ nôm. Bài viết có bố cục rõ ràng, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách Câu 6 khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các ý cơ bản sau: A. Mở bài - Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều; giới thiệu vị trí đoạn trích 0,5 “Chị em Thúy Kiều”.
  4. - Nêu cảm nhận khái quát về vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích. B. Thân bài 1. Khái quát về giá trị đoạn trích: - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước 0,5 lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều: a) Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du khái quát vẻ đẹp của hai Kiều và khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân: - Khái quát vẻ đẹp hai Kiều: vẻ đẹp trang trọng quí phái, mười phân vẹn 0,5 mười. - Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. b)Vẻ đẹp của Thúy Kiều: * Vẻ đẹp hình thức: - Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 1,0 ->Bút pháp ước lệ tượng trưng “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Vẻ đẹp đó còn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ , sự mặn mà của tình cảm, như tiềm ẩn phẩm chất cao quí- tài và tình rất đặc biệt của nàng. * Vẻ đẹp tài năng: Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. 0,75 Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
  5. - Kiều là người con gái đa tài, trời phú cho nàng tư chất thông minh nên tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa. - Đặc biệt là tài đàn của nàng vượt trội hơn hẳn: tài biểu diễn, sáng tác. * Vẻ đẹp tâm hồn: Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. - Kiều đã soạn riêng một khúc đàn bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng 0,75 “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Đó là tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm, tiếng đàn thuộc về thân phận bạc bẽo mong manh. => Chân dung của Kiều mang tính cách số phận. Sắc đẹp và tài năng của Kiều khiến tạo hóa ghen ghét đố kị “hoa ghen, liễu hờn”. Dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ, một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng. 3. Đánh giá: - Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng cùng với tâm hồn mẫn cảm, sự tài hoa trong việc chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc 0,5 họa thật sinh động vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp của Kiều chính là biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du. C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị đoạn trích. 0,5 - Nêu cảm nghĩ của bản thân. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng nhũng bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý: Điểm bài thi là tổng điểm các câu cộng lại, tính theo thang điểm 10, điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.