Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 17 (Có đáp án)

I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).

     Câu 1: ( 2 điểm).

  1. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 
  2. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

     Câu 2: (2 điểm).

   a.   Thế nào là thuật ngữ? 

   b.   Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao? 

Ở đây gần bạn, gần thầy

                                            Có công mài sắt có ngày nên kim.

docx 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 17 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_17_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 17 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 17 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm). Câu 1: ( 2 điểm). a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. b. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu 2: (2 điểm). a. Thế nào là thuật ngữ? b. Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao? Ở đây gần bạn, gần thầy Có công mài sắt có ngày nên kim. II - LÀM VĂN: ( 6 điểm). Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK I (2017-2018) MÔN NGỮ VĂN 9
  2. Thang Câu Nội dung điểm I- VĂN_ TIẾNG VIỆT a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không 1,0 kính” “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. 1,0 b. Hai câu thơ kết khẳng định phẩm chất anh hùng, bất khuất của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Dù những chiếc xe “ không có ” thiếu đi nhiều thứ nhưng đẹp nhất trong xe “ có một trái tim” – một tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Trái tim của tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, 1 nguy hiểm để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công 1,0 nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 2 b. Từ in đậm không phải là thuật ngữ. Vì có tính biểu cảm, thể hiện nội dung: nếu cần cù, cố gắng, quyết tâm thì sẽ thành công. 1,0 II-LÀM a/Mở bài: (1đ) VĂN Giới thiệu câu chuyện và lý do là câu chuyện đáng nhớ. b/Thân bài: (4đ) Kể theo trình tự không gian, thời gian. - Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc.
  3. - Diễn biến câu chuyện, các sự việc trong câu chuyện ( suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại, ) - Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, ấn tượng ( những suy nghĩ, tâm trạng, đối thoại, nội tâm ) - Kết thúc câu chuyện, sự việc: bài học, ý nghĩa câu chuyện được kể. c/ Kết bài: (1đ) Suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi kể câu chuyện. * Yêu cầu cần đạt: - Kể chuyện tự nhiên, mạch lạc, bố cục đủ 3 phần. - Kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự: miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm, *Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đảm bào các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, hợp lý, tự sự kết hợp với nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại. - Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5-6. Sai vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.