Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 14.1 (Có đáp án)

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
      A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.                                       B. Ánh trăng.
      C. Lặng lẽ Sa Pa.                                                                       D. Chiếc lược ngà.
Câu 2.  Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
C. Đoàn thuyền đánh cá.
B. Mùa xuân nho nhỏ.
D. Bếp lửa.
Câu 3.  Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ.
Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?
A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
docx 3 trang Quốc Hùng 11/08/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 14.1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_14_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề 14.1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi. Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Ánh trăng. C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Chiếc lược ngà. Câu 2. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. C. Đoàn thuyền đánh cá. B. Mùa xuân nho nhỏ. D. Bếp lửa. Câu 3. Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C.Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận? A.Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B.Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. C.Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. D.Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo. Câu 6 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
  2. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: SBD: ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B A D C II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a.Hai câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” 0,5 - Tác giả Huy Cận. 0,25 b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: So sánh. 0,25 - Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của ngư dân đối với biển cả quê 0,5 hương. c. - Hình thức viết đúng đoạn văn (khoảng 10- 12 câu). - Nội dung. * Giải thích khái quát nội dung ý thơ: Câu 5 + Biển rất giàu đẹp: cho con người nguồn hải sản vô cùng phong phú. + Biển cả đối với ngư dân có ý nghĩa bao la như lòng mẹ, chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ bằng một tình cảm trìu mến, thân thương. 1,5 * Bàn luận: + Khẳng định được vai trò quan trọng của biển. + Bàn về tình yêu biển, thái độ trách nhiệm. * Bài học nhận thức: Ra sức học tập, lao động, tham gia vào những hoạt động hướng về biển đảo. Câu 6 * Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở bài 0,5 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương: đẹp người, đẹp nết ). b.Thân bài b1) Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương: 0,25 * Đẹp người: tư dung tốt đẹp -> Vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu. * Đẹp nết: 0,5 - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:
  3. + Khi mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật.(d/c) + Khi mẹ chồng chết lo tang ma chu tất.(d/c) - Vũ Nương là người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng, vun vén hạnh phúc gia đình: + Khi mới về nhà chồng. ( d/c) + Khi tiễn chồng ra trận. ( d/c) 1,0 + Khi chồng đi xa. ( d/c ) + Khi chồng trở về. ( mong được hưởng hạnh phúc nhưng bị chồng nghi oan nàng vẫn nhu mì, thùy mị.) (d/c) - Vũ Nương là một người mẹ yêu con, đảm đang, tháo vát. + Đảm đang: sinh nở một mình, một mình nuôi con thơ, chăm mẹ già đau ốm, 0.75 thay chồng vun vén quán xuyến việc gia đình, lo tang ma cho mẹ chu tất. (d/c). - Vũ Nương là một người tình nghĩa, nhân hậu, vị tha. + Dù ở thủy cung vẫn luôn quan tâm đến người thân. (d/c). 1,0 + Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh. (d/c). b2) Đánh giá về nghệ thuật. - Truyện có kết cấu hai phần để làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, tạo nên cái kết có hậu, làm nên tính truyền kì cho tác phẩm, là bài học đắt giá cho 0,5 Trương Sinh. - Truyện có kịch tính, thắt nút mở nút gây bất ngờ. - Truyện có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố ảo. c. Kết bài - Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương. 0,5 - Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.