Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)
đèn
A. càng nhỏ.
B. không thay đổi.
C. càng lớn.
D. lúc đầu tăng, sau đó giảm.
Câu 2: Biểu thức định luật Ôm là
A. I = U2/R
B. I = U2R
C. I = U/R
D. I = UR
Câu 3: Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất
là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:
A. 1000V
B. 100V
C. 10V
D. 6,25V
Câu 4: Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp với (R2 // R3), trong đó R1 = R2 = R3 = R. Gọi I1,
I2, I3 là cường độ dòng điện lần lượt qua các điện trở R1, R2, R3. Giữa I1, I2, I3 có mối quan
hệ nào sau đây?
A. I1 = I2 = I3
B. I2 = I3 = 2I1
C. I1 = I2 = 2I3
D. I2 = I3 = I1/2
Câu 5: Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A và R2 =
40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào
hai đầu đoạn mạch R1 nối tiếp R2 là
A. 210V
B. 120V
C. 90V
D. 100V
A. càng nhỏ.
B. không thay đổi.
C. càng lớn.
D. lúc đầu tăng, sau đó giảm.
Câu 2: Biểu thức định luật Ôm là
A. I = U2/R
B. I = U2R
C. I = U/R
D. I = UR
Câu 3: Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất
là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:
A. 1000V
B. 100V
C. 10V
D. 6,25V
Câu 4: Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp với (R2 // R3), trong đó R1 = R2 = R3 = R. Gọi I1,
I2, I3 là cường độ dòng điện lần lượt qua các điện trở R1, R2, R3. Giữa I1, I2, I3 có mối quan
hệ nào sau đây?
A. I1 = I2 = I3
B. I2 = I3 = 2I1
C. I1 = I2 = 2I3
D. I2 = I3 = I1/2
Câu 5: Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A và R2 =
40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào
hai đầu đoạn mạch R1 nối tiếp R2 là
A. 210V
B. 120V
C. 90V
D. 100V
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_9_de_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 - Đề 1 (Có đáp án)
- Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lí 9 - Đề 1 Câu 1: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn A. càng nhỏ. B. không thay đổi. C. càng lớn. D. lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 2: Biểu thức định luật Ôm là A. I = U2/R B. I = U2R C. I = U/R D. I = UR Câu 3: Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là: A. 1000V B. 100V C. 10V D. 6,25V Câu 4: Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp với (R2 // R3), trong đó R1 = R2 = R3 = R. Gọi I1, I2, I3 là cường độ dòng điện lần lượt qua các điện trở R1, R2, R3. Giữa I1, I2, I3 có mối quan hệ nào sau đây? A. I1 = I2 = I3 B. I2 = I3 = 2I1 C. I1 = I2 = 2I3 D. I2 = I3 = I1/2 Câu 5: Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch R1 nối tiếp R2 là A. 210V B. 120V C. 90V D. 100V Câu 6: Cho ba điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω; R3 = 12Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình bên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch là
- A. RAC = 1Ω B. RAC = 24Ω C. RAC = 6Ω D. RAC = 144Ω Câu 7: Hai điện trở R1 = 20Ω; R2 = 40Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Giá trị I, I1, I2 là A. I1 = 0,6A; I2 = 0,3A; I = 0,9A B. I1 = 0,3A; I2 = 0,6A; I = 0,9A C. I1 = 0,6A; I2 = 0,2A; I = 0,8A D. I1 = 0,3A; I2 = 0,4A; I = 0,6A Câu 8: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là: A. 2Ω. B. 3Ω. C. 6Ω. D. 18Ω. Câu 9: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω.m, tiết diện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là: A. 200m B. 220m C. 250m D. 280m
- Câu 10: Ba điện trở R1 = 3(Ω), R2 và R3 = 4 (Ω) mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6(V) và R2 là U2 = 4(V). Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là A. U3 = 6(V) và U = 16(V). B. U3 = 4(V) và U = 14(V). C. U3 = 5(V) và U = 12(V). D. U3 = 8(V) và U = 18(V). Câu 11: Ba điện trở R1 = 4(Ω), R2 = 8(Ω), R3 = 16 (Ω) mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là A. 7/16 (Ω) B. 16/7 (Ω) C. 16/17 (Ω) D. 18/15 (Ω) Câu 12: Cho ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện. Nhận xét nào sau đây về độ sáng của đèn là đúng? A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 3 tối nhất. B. Các đèn sáng như nhau. C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 1 tối nhất. D. Đèn 1 và đèn 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn. Câu 13: Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là: A. Q = 7,2J B. Q = 60J C. Q = 120J D. Q = 3600J Câu 14: Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau? A. I = 1,5A B. I = 2A C. I = 2,5A D. I = 1A Câu 15: Việc làm nào dưới đây an toàn khi sử dụng điện/ A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
- B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V. D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. Câu 16: Một nam châm điện gồm cuộn dây A. không có lõi B. có lõi là một thanh thép C. có lõi là một thanh sắt non D. có lõi là một thanh nam châm. Câu 17: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của từ trường? A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất. C. Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt. D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người. Câu 18: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của A. nam châm thẳng. B. ống dây có dòng điện chạy qua. C. một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua. D. dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Câu 19: Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là A. ngắt mạch điện cho động cơ ngừng làm việc. B. đóng mạch điện cho động cơ làm việc. C. ngắt mạch điện cho nam châm điện. D. đóng mạch điện cho nam châm điện. Câu 20: Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong những trường hợp nào dưới đây? A. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải. B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên. C. Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên. D. Vòng dây dịch qua phải, nam châm dich qua trái. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Vật lí 9 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Đáp án C C C D C C A A B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B A A D C C B A C Câu 1: C Vì cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó nên hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn. Câu 2: C Biểu thức định luật Ôm I = U/R Câu 3: C Hiệu điện thế lớn U = 0,25.40 = 10V Câu 4: D Giữa I1, I2, I3 có mối liên hệ là I2 = I3 = I1/2 Câu 5: C Vì mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, vậy hiệu điện thế tối đa: U = I(R1 + R2) = 1,5(20 + 40) = 90V Câu 6: C Điện trở tương đương của 3 điện trở song song: Câu 7: A Từ định luật Ôm I1 = U/R1 = 12/20 = 0,6A, I2 = U/R2 = 12/40 = 0,3A. Cường độ mạch chính I = I1 + I2 = 0,9A Câu 8: A Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện: R1/R2 = S2/S1 = 1/3 => R1 = R2. 1/3 = 6/3 = 2Ω Câu 9: B Điện trở R = U/I = 220/5 = 44Ω.
- Câu 10: D Cường độ dòng điện là: I = U1/R1 = 6/3 = 2(A) Hiệu điện thế hai đầu R3: U3 = I.R3 = 2.4 = 8(V) Hiệu điện thế hai đầu mạch: U = U1 + U2 + U3 = 6 + 4 + 8 = 18 (V) Câu 11: B Điện trở tương đương của 3 điện trở song song: Vậy RĐ = 16/7 Câu 12: B Vì ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp nên các đèn sáng như nhau. Câu 13: A Nhiệt lượng tỏa ra là Q = I2.R.t = (2.10-3)2.3000.600 = 7,2J Câu 14: A Nhiệt lượng tỏa ra là Q = U.I.t => I = Q/(U.t) = 480000/220.24.60 ≈ 1,5A Câu 15: D Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn là việc làm an toàn khi sử dụng điện. Câu 16: C Một nam châm điện gồm cuộn dây có lõi là một thanh sắt non. Câu 17: C Biểu hiện có từ trường là có lực từ tác dụng: Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt. Câu 18: B Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Câu 19: A
- Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là ngắt mạch điện cho động cơ ngừng làm việc. Câu 20: C Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong trường hợp vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên. Xem thêm tài liệu tại đây: