Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

Phân I: (3,5đ) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

      Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

       Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

       Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Lỗi lầm và sự biết ơn, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt )

Câu 1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2.(0.5 điểm):  Xác định câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn một và chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3.(0.5 điểm): Thông điệp em rút ra được từ đoạn trích?

Câu 4.(0.5 điểm): Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống. 

Phân II: (7đ)

Cho câu thơ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

doc 6 trang Phương Ngọc 27/03/2023 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 2 trang) Đề bài Phân I: (3,5đ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Lỗi lầm và sự biết ơn, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt ) Câu 1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 2.(0.5 điểm): Xác định câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn một và chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Câu 3.(0.5 điểm): Thông điệp em rút ra được từ đoạn trích? Câu 4.(0.5 điểm): Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống. Phân II: (7đ) Cho câu thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Câu 1: (1,5đ) a. Chép chính xác các câu thơ tiếp theo cho đến hết khổ thơ đầu tiên của bài thơ “ Đồng chí”? b. Cho biết bài thơ “ Đồng chí” là của tác giả nào? Trình bày những hiểu biết của em hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
  2. Câu 2: (0,5đ) Nhan đề “ Đồng chí” có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: (1đ) Câu thơ “ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này? Câu 3: (3,5đ) Dựa vào đoạn thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch (10-12 câu) phân tích đoạn thơ để thấy được cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí đồng đội giữa những người lính cụ Hồ. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động ( gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động đó).
  3. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: Ngữ văn - Khối: 9 Thời gian làm bài: 90' Câu Nội dung yêu cầu Biểu điểm Phần I (3,5đ) Câu 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự+nghị luận (0,5 điểm) Câu 2 Xác định đúng 01 câu có lời dẫn trực tiếp: (0,25 điểm) Chuyển thành lời dẫn gián tiếp hợp lí (0,25 điểm) Ví dụ: -"Hôm nay người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ" -> hôm nay người bạn tốt nhất của anh ấy đã làm khác đi những gì anh ấy nghĩ Câu 3 Bài học rút ra từ văn bản: (0,5 điểm) - Học cách quên đi những thù hận và khắc ghi những công ơn mà người khác dành cho mình: + Niềm hạnh phúc đến từ sự vị tha và chấp nhận tha thứ. + Khắc ghi công là thái độ sống ân nghĩa mà bất cứ ai cũng nên có. Câu 4 * Hình thức: (0,5điểm) - Về hình thức trình bày dưới dạng đoạn văn 200 từ. - Diễn đạt rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau, chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. (1,5điểm) - Có suy nghĩ, lí giải mới mẻ về vấn đề. * Nội dung: Về nội dung trình bày được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lòng bao dung vị tha a.Giải thích: + Bao dung: Khoan dung,độ lượng rộng lòng tha thứ +Vị tha: sống vì người khác không ích kỉ, không vì riêng mình. b.Bàn luận: - Biểu hiện lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống - Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống + Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vì người khác.
  4. +Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người. + Có lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn. + Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng - Mở rộng vấn đề: +Với những người không biết hối cải thì phải có biện pháp cứng rắn +Phê phán những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ -Bài học nhận thức, hành động. Phần II (6,5điểm) Câu 1 a. Chép chính xác thơ (0,5điểm) b. Đúng tác giả (0,5điểm) c.Trình bày được hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ (0,5điểm) – Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ). – Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” ( 1966) Câu 2 Nhan đề: (đồng là cùng; chí là chí hướng) Đồng chí (0,5điểm) là những người cùng chung chí hướng, chung lý tưởng. -Đồng chí là một tình cảm mới mẻ, đặc biệt xuất hiện thời kì đầu kháng chiến chống Phápvà phổ biến trong những năm tháng cách mạng, kháng chiến, là cách xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể cách mạng, đơn vị bộ đội. -Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội thiêng liêng sâu nặng của người lính. Câu 3 +Ẩn dụ: (0,5điểm) + Tác dụng: "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung (0,5 điểm) du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác -> nhấn mạnh sự nghèo khó của quê hương người lính Câu 4 * Về hình thức: - Hình thức đoạn văn quy nạp, độ dài 10 – 12 câu (0,5 điểm) liên kết với nhau (đoạn quá số câu, chưa đủ số câu trừ (1 điểm) -Tiếng Việt: Lời dẫn trực tiếp, câu bị động (gạch (2 điểm)
  5. chân ) *Về nội dung: đoạn văn đảm bảo các ý sau : - Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: + Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. + Mượn thành ngữ, các hình ảnh đối lập nhấn mạnh sự đồng cảm về giai cấp. -Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu cao đẹp: Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại. - Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn: Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan. * NT: Cách tổ chức đoạn thơ độc đáo, hình ảnh sóng đôi, đối ứng, câu đặc biệt kết thúc đoạn thơ.