Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

Trải bao thỏ lặn ác tà,

Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hóa công,

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta,

Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.

 

( Theo 

 

Câu 1: (0,75 điểm)  Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 

Câu 2: (0,75 điểm)  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 

Câu 3: (1,0 điểm)  Chỉ ra và giải thích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Câu 4: (0,5 điểm) Qua đoạn thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều đối với người trong nấm vô chủ ấy?

doc 6 trang Phương Ngọc 27/03/2023 12160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 (Đề gồm có 2 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) trang) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9– THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Tổng Thông Vận Số điểm Kĩ năng Nhận VDC hiểu dụng câu biết (%) (%) (%) (%) Đọc hiểu 15% 10% 5% 0 4 30 % 2 câu 1 câu 1 câu Đoạn văn 5% 5 % 5 % 5% 1 20% nghị luận xã hội Văn bản tự 20 % 15% 10% 5% 1 50 % sự Tổng 40 30 20 10 6 100 Tỷ lệ 70 30 100
  2. ĐỀBÀI I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm! Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa. Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Phũ phàng chi bấy hóa công, Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay thác xuống làm ma không chồng. ( Theo Câu 1: (0,75 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Câu 2: (0,75 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và giải thích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Câu 4: (0,5 điểm) Qua đoạn thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều đối với người trong nấm vô chủ ấy? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: ( 7 điểm) Câu 1 : (2đ) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống. Câu 2 : (5đ) Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của em.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU: 3,0 1 - Đoạn thơ này trích từ văn bản Truyện Kiều. 0,75 - Tác giả là Nguyễn Du Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng yêu cầu không cho điểm. 2 Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là tiếng khóc 0,75 thương của Thúy Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ trong 1 buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc cho mọi người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có ý đúng được 0,5 điểm 3 + NT : Đảo ngữ , đảo vị ngữ “ đau đớn thay”lên phía 0,5 trước + Tác dụng: thể hiện sự đồng cảm trước bi kịch của người 0,5 phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh, là số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm -Phần tác dụng học sinh có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. 4 Gợi ý 0,5 Kiều đã đồng cảm với thân phận hẩm hiu của người dưới mộ, thương người, nghĩ đến mình, nàng xót xa, đau lòng trước sự cô quạnh của 1 kiếp người. Qua đó ta thấy Kiều là 1 người con gái đa sầu, đa cảm và có lòng thương người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được1 ý của Đáp án: 0,25 điểm. II TẠO LẬP VĂN BẢN: 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trả lời câu hỏi: Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 2đ ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống.
  4. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 0,25đ quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành nhưng phải đảm bảo cấu trúc: mở - thân – kết. b. Xác định đúng vấn đề: Sự đồng cảm, sẻ chia trong 0,25đ cuộc sống. c. Triển khai vấn đề: HS có thể lựa chọn các thao tác phù hợp để trình bày vấn đề theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ , cảm nhận của bản thân theo hướng sau: - Giải thích đồng cảm và sẻ chia + Đồng cảm là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. + Chia sẻ: là san sẻ những gì mình có với người khác. Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ khó khăn, gian khổ, bất hạnh hay hoạn nạn. - Biểu hiện: -Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ -Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng ở 1 số người. Hướng dẫn chấm: 0,75đ - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Tùy suy nghĩ của HS, nếu lập luận chặt chẽ, hợp lí, GV vẫn cho điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả; cách dùng từ, đặt câu chuẩn mực 0,25đ Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  5. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.Thể hiện được những suy nghĩ tích cực trong lối sống đẹp hiện nay. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi trình bày; có cái nhìn riêng, 0,5đ mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của em. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự :(Bố cục 3 phần: mở 0,25 bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài viết nhiều đoạn văn) b. Xác định đúng vấn đề để kể ( một kỉ niệm đẹp, đáng 0,5 nhớ của em). c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giới thiệu kỉ niệm đẹp của em (Kỉ niệm gì ? Tại sao 0,5 lại là kỉ niệm đáng nhớ nhất ? ) Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tên kỉ niệm: 0,25 điểm; - Giải thích được kỉ niệm đáng nhớ: 0,25 điểm * Kể lại diễn biến của kỉ niệm đó ( có yếu tố miêu tả). 2,5 - Thời gian và địa điểm diễn ra kỉ niệm đẹp. - Diễn biến của kỉ niệm. - Những ấn tượng, thái độ của em trước kỉ niệm đó. Hướng dẫn chấm: - Kết hợp kể với miêu tả chi tiết, đầy đủ các ý, làm rõ kỉ niệm: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Kết hợp kể với miêu tả nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,5 điểm - 2,0 điểm. - Chỉ kể chưa kết hợp với miêu tả: 1,0 điểm - 1,5 điểm. * Cảm nghĩ về kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. 0,5 - Nêu cảm nghĩ về kỉ niệm đẹp đó. - Mong muốn của bản thân. Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
  6. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 - Thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. - Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 VI/ Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra: