Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Hòa - Mã đề V902 (Có đáp án)
PHẦN I (6,5 điểm): Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Câu 1: Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (1,0 điểm)
Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu thơ in đậm (1,5 điểm)
Câu 3: Bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình Tổng - Phân - Hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch dưới câu ghép và thành phần biệt lập cảm thán). (3,5 điểm)
Câu 4: Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn THCS viết về Bác và cho biết tên tác giả. (0,5 điểm)
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_2024_h.docx
dac-ta-de-ktgkii-van-902-23-24_14202421.docx
ma-tran-de-giua-ki-ii-van-9-2023-2024_14202421.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Hòa - Mã đề V902 (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2023 - 2024 Mã đề: V902 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18/03/2024 PHẦN I (6,5 điểm): Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Câu 1: Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (1,0 điểm) Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu thơ in đậm (1,5 điểm) Câu 3: Bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình Tổng - Phân - Hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch dưới câu ghép và thành phần biệt lập cảm thán). (3,5 điểm) Câu 4: Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn THCS viết về Bác và cho biết tên tác giả. (0,5 điểm) PHẦN II (3,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhở nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: “Trước hết hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kìa, John Mason có viết một cuốn sách tựa đề "Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao". Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1: Xác định một phép liên kết trong đoạn trích. Ghi rõ từ dùng để liên kết (0,5 điểm) Câu 2: Em hiểu như thế nào về nguyên tắc sống cơ bản người cha dạy con: “Trước hết hãy tôn trọng người khác ” ? (1,0 điểm) Câu 3: Qua đoạn trích trên cùng với những trải nghiệm của mình, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề: Khẳng định giá trị bản thân là tôn trọng chính mình. (2,0 điểm) Chúc các em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 9 Mã đề: V902 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Tác phẩm: “Viếng lăng Bác” 0.25 - Tác giả: Viễn Phương 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4/1976, khi cuộc kháng chiến chống 0,5 Mĩ cứu nước giành thắng lợi được một năm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, tác giả cùng đồng bào miền Nam ra viếng Bác. 2 - Biện pháp nghệ thuật: Nói giảm nói tránh qua từ “thăm” 0,5 - Tác dụng: + Làm cho câu thơ thêm sinh động giàu sức gợi hình, gợi cảm 0,25 + Giảm đi cảm giác đau thương mất mát của tác giả đồng thời khẳng 0,5 định Bác còn sống mãi + Đánh giá tài sử dụng từ ngữ tinh tế, tâm hồn, tình cảm của thi nhân 0,25 3 * Hình thức: - Đúng mô hình đoạn, đảm bảo số câu 0,5 - Đúng yêu cầu tiếng Việt 0,5 - Diễn đạt mạch lạc; đúng, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.5 * Nội dung: HS biết bám sát ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, biện pháp tu từ, nhịp điệu ) dẫn chứng, lí lẽ. Cụ thể, đoạn văn cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Sử dụng đại từ nhân xưng " Con - Bác": 0,5 + Đó là lối xưng hô quen thuộc của người miền Nam để gợi sự gần gũi, thân thiết. + Thể hiện được lòng tôn kính và tình cảm yêu thương ruột thịt 0,5 - Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh khi sử dụng từ "thăm" để thay cho từ "viếng": + Để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa về muộn. + Khẳng định Bác sống mãi trong lòng những người con miền Nam và đối với cả dân tộc Việt Nam. - Câu cảm thán "Ôi!": niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre 0,25 quanh lăng Bác. - Hình ảnh thực "hàng tre bát ngát" 0,25 - Hình ảnh ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam”: 0,5 + Tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt Nam với sức sống mạnh mẽ + Tinh thần kiên cường, bất khuất, trong " bão táp mưa sa"
- 4 - Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” 0.25 - Tác giả: Minh Huệ 0.25 II 1 - Gọi tên một trong hai phép liên kết và ghi đúng từ dùng để liên 0.5 kết: + Khi ấy- phép thế + Rồi sau đó- phép nối 2 HS có thể giải thích: - Cuộc sống là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng. 0,5 - Cách sống này không phải là cơ sở để đánh giá cách sống kia. Mỗi người đều là một nguyên bản, đáng được trân trọng. 0,5 3 *Hình thức: Đúng đoạn văn nghị luận, có lập luận chặt chẽ, rõ ràng 0,5 thuyết phục, diễn đạt sáng rõ, lưu loát, đủ độ dài theo quy định. *Nội dung: HS hiểu và lập luận làm rõ: 1,5 - Giải thích: Giá trị của bản thân - Biểu hiện: Nêu được một số biểu hiện cụ thể của việc khẳng định giá trị bản thân -Vai trò, ý nghĩa của việc khẳng định giá trị bản thân - Bài học nhận thức và hành động Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG CM NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Lê T. Thúy Ngoan Hoàng Thị Hòa