Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng
Câu 1: Hôn nhân hạnh phúc là gì?
A. Hôn nhân một vợ, một chồng. B. Hôn nhân một chồng, hai vợ.
C. Hôn nhân xảy ra đánh nhau, cãi nhau. D. Hôn nhân một vợ, hai chồng.
Câu 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì?
A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
B. Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo.
C. Được kết hôn với người nước ngoài.
D. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo, được kết hôn với người nước ngoài.
Câu 3: Trong xã hội phong kiến hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Hôn nhân tự nguyện B. Hôn nhân bình đẳng.
C. Hôn nhân sắp đặt D. Hôn nhân tiến bộ
Câu 4: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn" có ý nghĩa gì?
A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).
Câu 5: Những hành vi nào dưới đây được cho là gia đình hạnh phúc?
A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.
B. Gia đình một vợ, một chồng sống không hòa thuận.
C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.
D. Gia đình luôn xảy ra cãi vã.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN: GDCD 9 NĂM HỌC: 2023 - 2024 ĐỀ DỰ BỊ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 04 trang) Ngày kiểm tra 06/03/2024 Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm): Câu 1: Hôn nhân hạnh phúc là gì? A. Hôn nhân một vợ, một chồng. B. Hôn nhân một chồng, hai vợ. C. Hôn nhân xảy ra đánh nhau, cãi nhau. D. Hôn nhân một vợ, hai chồng. Câu 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì? A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. B. Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo. C. Được kết hôn với người nước ngoài. D. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo, được kết hôn với người nước ngoài. Câu 3: Trong xã hội phong kiến hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nào? A. Hôn nhân tự nguyện B. Hôn nhân bình đẳng. C. Hôn nhân sắp đặt D. Hôn nhân tiến bộ Câu 4: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn" có ý nghĩa gì? A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung. B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc. C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ. D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng). Câu 5: Những hành vi nào dưới đây được cho là gia đình hạnh phúc? A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau. B. Gia đình một vợ, một chồng sống không hòa thuận. C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định. D. Gia đình luôn xảy ra cãi vã. Câu 6: Độ tuổi nào được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ? A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên. C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi. Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai? A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột. D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ. Câu 8: Các hành vi nào dưới đây được cho là kinh doanh hợp pháp?
- A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu Câu 9: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì? A. Kinh doanh. B. Lao động. C. Sản xuất. D. Buôn bán. Câu 10: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là gì? A. Tiền. B. Sản vật. C. Sản phẩm. D. Thuế. Câu 11: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm? A. Từ 1 - 2 năm. B. Từ 2 - 3 năm. C. Từ 2 - 5 năm. D. Từ 2 - 7 năm. Câu 12: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào? A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 13: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón? A. Thuốc lá điếu. B. Xăng. C. Nước sạch. D. Phân bón. Câu 14: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm? A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. Không mất thuế. Câu 15: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích gì? A.Thu các loại thuế. B. Thu lợi nhuận. C.Thu hồi vốn. D. Thu hồi tài sản. Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền tự do kinh doanh? A. Kinh doanh bất cứ ngành, nghề gì. B. Sản xuất mọi mặt hàng. C. Kinh doanh ngành, nghề, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. D. Đầu tư bất cứ lĩnh vực nào. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh? A. Thuốc lá. B. Thuốc bảo vệ thực vật. C. Thuốc chữa bệnh. D. Thuốc nổ. Câu 18: “Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung” là khái niệm nào dưới đây? A. Thuế. B. Kinh doanh. C. Lao động. D. Vốn. Câu 19: Tại một khu chợ lớn, do cạnh tranh bán hàng, ông A đã thuê một nhóm côn đồ giả làm khách hàng gây rối, làm mất uy tín sản phẩm hàng hóa của ông B (chủ cửa hàng bên cạnh). Hành vi của ông A đã xâm phạm đến quyền nào?
- A. Quyền lao động. B. Nghĩa vụ lao động. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Nghĩa vụ đóng thuế. Câu 20: Công ty Z chuyên sản xuất bánh trung thu và đã được cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi kiểm tra đột xuất, chi cục quản lí thị trường phát hiện công ty Z đã sử dụng một số lượng lớn nhân bánh đã hết hạn sử dụng. Hành vi của công ty Z đã vi phạm quy định nào dưới đây trong kinh doanh? A. Kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh. B. Kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm. C. Không tuân theo những quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm. D. Không đóng thuế theo quy định của pháp luật. Câu 21: Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của Nhà nước về kinh doanh? A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái. B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh. C. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép kinh doanh. D. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, sản phẩm nào dưới đây được miễn thuế? A. Phân bón. B. Đồ dùng dạy học. C. Xăng. D. Muối. Câu 23: Nhà nước quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây? A. Xăng các loại. B. Rượu dưới 20 độ. C. Thuốc lá điếu. D. Nước sạch. Câu 24: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để làm gì? A. Học hỏi. B. Học nghề. C. Học vẹt. D. Học thuộc. Câu 25: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sử dụng sức lao động của mình để đem lại thu nhập: A. Để tạo áp lực với người khác. B. Để thống trị nền kinh tế thị trường. C. Cho tất cả mọi người trong xã hội. D. Cho bản thân và gia đình. Câu 26: Đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Nhà nước đã có chính sách như thế nào? A. Kì thị, hạn chế. B. Khuyến khích, tạo điều kiện. C. Hạn chế, gây khó khăn. D. Phân biệt, kì thị. Câu 27: Hoạt động nào dưới đây được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ? A. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để trục lợi. B. Ép buộc người học nghề vào hoạt động trái pháp luật. C. Tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập. D. Các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động. Câu 28: Đối tượng nào sau đây được kí hợp đồng lao động? A. Đủ 12 tuổi trở lên. B. Đủ 13 tuổi trở lên. C. Đủ 14 tuổi trở lên. D. Đủ 15 tuổi trở lên. Câu 29: Các hoạt động thể hiện không lao động tự giác là A. Gíup đỡ bố mẹ làm việc nhà. B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở. C. Đi làm đúng giờ.
- D. Được phân công trực nhật nhưng ỷ lại vào bạn cùng bàn Câu 30: Nghĩa vụ của người công dân là: A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra. B. Không mặc bảo hộ lao động. C. Đánh nhau cãi nhau trong công ty. D. Đi làm muộn. Câu 31: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc. B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc. C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước. D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật. Câu 32: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền sở hữu tài sản. C. Quyền được tuyển dụng lao động. D. Quyền bóc lột sức lao động. Câu 33: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn? A. Việc làm theo sở thích của mình. B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 34: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào? A. Trong tuyển dụng lao động. B. Trong giao kết hợp đồng lao động. C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. Tự do lựa chọn việc làm. Câu 35: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là A. 15 tuổi. B. Từ đủ 16 tuổi. C. 18 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi. Câu 36: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là A. Lao động, hành động, sản xuất. B. Lao động. C. Hoạt động, sản xuất. D. Lao động, sản xuất, hoạt động. Câu 37: N vừa đủ 15 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, N đã nghỉ học và muốn có việc làm để phụ giúp gia đình. Theo em, N có thể tìm việc làm bằng cách nào dưới đây? A. Làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào. B. Xin vào biên chế, làm việc cho cơ quan Nhà nước. C. Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công. D. Vay vốn ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động Câu 38: Sau khi kí hợp đồng lao động với công ty X về tiền công, thời gian lao động và các điều kiện khác, chị M được nhận vào công ty với thời gian làm việc ban đầu trong hợp đồng là 12 tháng. Vừa hết 12 tháng, chị đã gửi đơn xin nghỉ việc vì lý do cá nhân. Trong trường hợp này chị M đã: A. Vi phạm hợp đồng lao động. B. Không vi phạm hợp đồng lao động. C. Vi phạm nội quy công ty. D. Không vi phạm nội quy công ty.
- Câu 39: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần. B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần. D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Câu 40: Với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, . cấm sử dụng người lao động dưới độ tuổi nào sau đây? A. 18 tuổi. B. 20 tuổi. C. 22 tuổi. D. 24 tuổi. HẾT