Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy (Có đáp án)

PHẦN I: (6,0 điểm)

“Sang thu” là một bài thơ ngắn mà tinh tế của Hữu Thỉnh.

Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

1. Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0.5 điểm)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên (1.5 điểm)

3. Em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ cuối để thấy những suy ngẫm về quy luật thiên nhiên và cuộc đời của nhà thơ trong bước chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu; đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú). (3.5 điểm)

4. Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài “Sang thu”, ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm)

docx 13 trang Quốc Hùng 09/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_2024_le.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 31 / 10 /2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - HS xác định đúng tác phẩm, thể loại, tác giả. - HS củng cố được kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, các biện pháp tu từ, liên hệ những tác phẩm văn học có liên quan. - HS vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn bản để viết đoạn văn cảm thụ nhân vật. - HS vận dụng hiểu biết xã hội để viết đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong cuộc sống. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực chuyên biệt: năng lực hiểu chính xác nội dung từ, xác định được giá trị, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc bộc lộ nội dung văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc viết đúng câu, dùng từ đúng nghĩa và diễn đạt nội dung mạch lạc 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. - Học bài và làm bài thi nghiêm túc. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (đính kèm trang sau)
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Vận % Nhận Thông Vận Kĩ Nội dung/đơn vị kiến dụng điểm TT biết hiểu dụng năng thức cao TL TL TL TL 1 Đọc Phương thức biểu đạt 1 hiểu Cách dẫn trực tiếp 1 Biện pháp tu từ 1/2 1/2 45 Thành ngữ, từ láy 1/2 1/2 1 2 Viết Nghị luận văn học 1* 1* 1* 1* 55 Nghị luận xã hội 1* 1* 1* 1* Tổng số câu 5 3 3 2 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ Nội dung/ nhận thức T Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận T năng kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Phương Nhận biết: 3 hiểu thức biểu - Nhận biết được phương thức đạt biểu đạt, cách dẫn trực tiếp. Cách dẫn Thông hiểu: 1 trực tiếp - Phân tích được giá trị của biện Biện pháp pháp tu từ, thành ngữ, từ láy tu từ Thành ngữ, từ láy 1 2 Viết Nghị luận Nhận biết: văn học Thông hiểu: Nghị luận Vận dụng: xã hội Vận dụng cao: 2* 2* 2* 2* Viết được đoạn văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội; bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về hiện tượng xã hội Tổng số câu 5 3 3 2 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 31 /10 /2023 ĐỀ 1(Đề gồm 2 trang) PHẦN I: (6,0 điểm) “Sang thu” là một bài thơ ngắn mà tinh tế của Hữu Thỉnh. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã” 1. Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0.5 điểm) 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên (1.5 điểm) 3. Em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ cuối để thấy những suy ngẫm về quy luật thiên nhiên và cuộc đời của nhà thơ trong bước chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu; đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú). (3.5 điểm) 4. Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài “Sang thu”, ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm) PHẦN II (4,0 điểm) Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết:23 “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào? 2. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó. 3. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều” 0,25 (0,5 đ) - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” 0,25 2 - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá 0,5 Phần I (1,0 đ) - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: 0,5 + Câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
  6. + Nhấn mạnh vẻ đẹp của Thuý Kiều: đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong, mềm mại như dáng núi mùa xuân + Nhan sắc của Kiều vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài quy luật tự nhiên khiến tạo hoá phải ganh ghét, đố kị. Vẻ đẹp của Kiều mang tính dự báo 3 - Chỉ ra một thành ngữ: nghiêng nước nghiêng thành 0,5 (1,0 đ) - Giải thích thành ngữ: Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ 0,5 nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. 2 - Hình thức (3,5 đ) + Đúng đoạn văn: tổng – phân – hợp, dung lượng (+, - 1) 0,5 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc nhiều lỗi chính tả, 0,5 tẩy xóa + Trong đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có lời dẫn trực 0,5 tiếp (có gạch chân – chú thích). - Nội dung: Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều: + Hai câu đầu: khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều 0,5 + Câu 3: Vẻ đẹp đôi mắt 0,25 + Câu 4: Vẻ đẹp khiến thiên nhiên đố kị 0,25 + 2 câu cuối: Vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế 0,5 => Vẻ đẹp dự báo số phận đầy sóng gió, hồng nhan bạc phận - Nghệ thuật: Ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, 0,5 1 - PTBĐ chính: Tự sự. 0,5 Phần II (0,5đ) 2 - Chỉ ra 01 lời dẫn trực tiếp: 0,5 (1,0đ) + Đến đây chú sẽ mua cho cháu. + Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu. - Dấu hiệu: + Trích dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật. 0,25 + Lời đối thoại được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang. 0,25 3 - Thông điệp: 0,5 (0,5 đ) + Cần hiếu thảo với cha mẹ của mình, sự hiếu thảo cần phải được cụ thể hóa bằng hành động cụ thể + Nếu hôm nay không quan tâm cha mẹ rất có thể đến khi cha mẹ không còn chúng ta sẽ cảm thấy rất ân hận và khi ấy dù có muốn cũng không còn ai cho ta quan tâm nữa 4 - Hình thức: (2,0 đ) + Một chuỗi câu (hoặc đoạn văn) khoảng 2/3 trang giấy thi. 0,25 + Có liên kết câu, lập luận mạch lạc, rõ ràng. 0,25 - Nội dung: Đảm bảo các ý sau + Giải thích vấn đề hợp lí 0,5 + Bàn luận vấn đề (ý nghĩa) 0,5
  7. + Phản đề . 0,25 + Bài học nhận thức hành động của bản thân. 0,25 Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra những luận cứ khác nhau theo suy nghĩ riêng, nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 31 /10 /2023 ĐỀ 2 PHẦN I: (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018)
  8. 1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu đầu khổ thơ trên. 3. Dựa vào khổ thơ cuối bài thơ, hãy viết đoạn văn qui nạp (khoảng 12 câu) để làm rõ cảm xúc nhớ thương, lưu luyến của tác giả khi phải trở về miền Nam, xa lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới một câu cảm thán và từ ngữ dùng làm thành phần biệt lập tình thái). 5. Ghi lại tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả) PHẦN II (4,0 điểm) Phần II (3,0 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:15 Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yêu tố kéo mọi người gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn. ( Trích “ Thái độ quyết định thành công”- Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, vì sao thái độ lại “quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc”? Câu 3. Từ việc đọc hiểu đoạn trích, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 0,25 (0,5 đ) - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc” 0,25 2 - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ 0,5 Phần I (1,0 đ) - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: 0,5 + Câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt ý thơ. +Những cánh hoa trôi mặc sóng gió dập vùi giống như thân phận mỏng manh, bèo dạt hoa trôi của nàng, tâm trạng lo lắng cho thân phận mình không biết đi đâu về đâu 3 - Chỉ ra từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, 0,5 (1,0 đ) ầm ầm.
  9. - Tác dụng của từ láy: 0,5 + Câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. + Góp phần diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn của Thuý Kiều. 2 - Hình thức (3,5 đ) + Đúng đoạn văn: tổng – phân – hợp, dung lượng (+, - 1) 0,5 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc nhiều lỗi chính tả, 0,5 tẩy xóa + Trong đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có lời dẫn trực 0,5 tiếp (có gạch chân – chú thích). 1. Nội dung: Phân tích cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều theo gợi ý sau: Bốn câu thơ lục bát là bốn tâm cảnh : - Cảnh 1: 0,5 + “ cửa bể chiều hôm” gợi nỗi buồn cô đơn, không gian mênh mông hoang vắng + “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” gợi hi vọng mong manh; nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương - Cảnh 2: 0,25 + “ngọn nước”, “hoa trôi” gợi nỗi buồn vô định và tâm trạng xót xa, bơ vơ - Cảnh 3: 0,25 + “ nội cỏ rầu rầu”, “Chân mây mặt đất một màu” gợi tâm trạng lo âu, xót xa, buồn tủi không nguôi - Cảnh 4: 0,5 + “ gió cuốn mặt duềnh”, “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngội” gợi tâm trạng sợ hãi trước sóng gió cuộc đời, dự cảm những điều khủng khiếp sắp xảy ra, đang bủa vây không lối thoát 2. Nghệ thuật: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình từ xa đến gần theo lối tăng tiến, điệp ngữ 0,5 1 - PTBĐ chính: Tự sự. 0,5 Phần II (0,5đ) 2 - Lời dẫn trực tiếp: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con 0,5 (1,0đ) sẽ về”. - Dấu hiệu: + Trích dẫn nguyên văn lời nhắn của con với bố mẹ trong tấm 0,25 thiệp. + Được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. 0,25 3 - Thông điệp: 0,5 (0,5 đ) + Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. + Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. + Khi cha mẹ còn trên đời, hãy quan tâm đến họ, đừng để khi họ đã lìa xa cõi đời mới đau đớn, xót xa.
  10. 4 - Hình thức: (2,0 đ) + Một chuỗi câu (hoặc đoạn văn) khoảng 2/3 trang giấy thi. 0,25 + Có liên kết câu, lập luận mạch lạc, rõ ràng. 0,25 - Nội dung: Đảm bảo các ý sau + Giải thích vấn đề hợp lí 0,5 + Bàn luận vấn đề (ý nghĩa) 0,5 + Phản đề . 0,25 + Bài học nhận thức hành động của bản thân. 0,25 Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra những luận cứ khác nhau theo suy nghĩ riêng, nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ DỰ BỊ Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: / /2023 PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
  11. Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu vị trí đoạn trích đó? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ : Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Câu 3: Tìm các từ láy trong đoạn trích trên và nêu tác dụng? Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận của em về cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên trong đó có sử dụng câu đặc biệt và câu có cách dẫn trực tiếp (gạch dưới câu đặc biệt và câu có cách dẫn trực tiếp, chú thích rõ). PHẦN II: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Có một người phụ nữ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?" Người phụ nữ thầm nghĩ: "Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có". Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: "Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng. (Theo Internet) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Tìm một lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 3: Cho biết những thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên? Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 0,25 (0,5 đ) - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu lạc” 0,25 2 - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ 0,5 Phần I (1,0 đ) - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: 0,5 + Câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt ý thơ. + Những cánh hoa trôi mặc sóng gió dập vùi giống như thân phận mỏng manh, bèo dạt hoa trôi của nàng, tâm trạng lo lắng cho thân phận mình không biết đi đâu về đâu
  12. 3 - Chỉ ra từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, 0,5 (1,0 đ) ầm ầm. - Tác dụng của từ láy: 0,5 + Câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. + Góp phần diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn của Thuý Kiều. 2 - Hình thức (3,5 đ) + Đúng đoạn văn: tổng – phân – hợp, dung lượng (+, - 1) 0,5 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc nhiều lỗi chính tả, 0,5 tẩy xóa + Trong đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có lời dẫn trực 0,5 tiếp (có gạch chân – chú thích). 1. Nội dung: Phân tích cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều theo gợi ý sau: Bốn câu thơ lục bát là bốn tâm cảnh : - Cảnh 1: 0,5 + “ cửa bể chiều hôm” gợi nỗi buồn cô đơn, không gian mênh mông hoang vắng + “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” gợi hi vọng mong manh; nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương - Cảnh 2: 0,25 + “ngọn nước”, “hoa trôi” gợi nỗi buồn vô định và tâm trạng xót xa, bơ vơ - Cảnh 3: 0,25 + “ nội cỏ rầu rầu”, “Chân mây mặt đất một màu” gợi tâm trạng lo âu, xót xa, buồn tủi không nguôi - Cảnh 4: 0,5 + “ gió cuốn mặt duềnh”, “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngội” gợi tâm trạng sợ hãi trước sóng gió cuộc đời, dự cảm những điều khủng khiếp sắp xảy ra, đang bủa vây không lối thoát 2. Nghệ thuật: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình từ xa đến gần theo lối tăng tiến, điệp ngữ 0,5 1 - PTBĐ chính: Tự sự. 0,5 Phần II (0,5đ) 2 - Học sinh chỉ ra một lời dẫn trực tiếp: 0,5 (1,0đ) + "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?" + "Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất". - Dấu hiệu: +Trích dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật. 0,25 +Trích dẫn sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. 0,25 3 - Thông điệp: 0,5 (0,5 + Cuộc sống vẫn luôn có những điều tốt đẹp, hãy mở rộng trái đ) tim, trao đi yêu thương. Đừng để trái tim chứa đầy sự nghi hoặc hay ích kỷ.
  13. 4 - Hình thức: (2,0 đ) + Một chuỗi câu (hoặc đoạn văn) khoảng 2/3 trang giấy thi. 0,25 + Có liên kết câu, lập luận mạch lạc, rõ ràng. 0,25 - Nội dung: Đảm bảo các ý sau + Giải thích vấn đề hợp lí 0,5 + Bàn luận vấn đề (biểu hiện, ý nghĩa) 0,5 + Phản đề . 0,25 + Bài học nhận thức hành động của bản thân. 0,25 Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra những luận cứ khác nhau theo suy nghĩ riêng, nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật. BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người ra đề Kiều Thị Tâm Lê Thị Thuý