Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.

Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác.

(Trích Một phút chữa bệnh lười, Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPTDL Lương Thế Vinh, Hà Nội)

Câu 1 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, bệnh lười mang đến những quả gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

docx 6 trang Quốc Hùng 09/07/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn 9. Năm học 2022-2023 Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội. Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi. Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó. Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác. (Trích Một phút chữa bệnh lười, Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPTDL Lương Thế Vinh, Hà Nội) Câu 1 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, bệnh lười mang đến những quả gì? Câu 2 (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi. Câu 4 (1,0 điểm) Đoạn trích trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào? Phần II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
  2. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 129, NXB GD Việt Nam) Hết đề UBND QUẬN HỒNG BÀNG
  3. TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) 1 Theo đoạn trích bệnh lười mang lại hậu quả: xã hội sẽ trở nên nghèo 0,5 nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội. 2 Nội dung: Sự nguy hiểm của căn bệnh lười, những biểu hiện và hậu quả 1,0 nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra. 3 * Biện pháp tu từ liệt kê: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, 0,5 lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi * Tác dụng: 1,0 - Biện pháp tu từ liệt kê giúp câu văn cụ thể, sinh động, sâu sắc, tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng sức thuyết phục cho sự diễn đạt. - Diễn tả đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những biểu hiện, triệu chứng của bệnh lười. Qua đó khẳng định bệnh lười tồn tại dưới nhiều hình thức và ai cũng có thể mắc. - Thể hiện thái độ của tác giả: phê phán, lên án mạnh mẽ đối với người mắc bệnh lười. Mong muốn mọi người nhận thức được tác hại của căn bệnh này mà phòng tránh và chữa trị kịp thời nếu mắc phải 4 * Thông điệp: 1,5 - Nhận thức được tác hại của bệnh lười đối với đời sống của con người và sự phát triển của xã hội - Biết được bệnh lười là căn bệnh dễ mắc và có nguy cơ lạn rộng một cách nhanh chóng và bất cứ ai cũng có khá năng mắc. - Lên án phê phán những kẻ lười nhác, sống không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. - Mỗi chúng ta cần đề phòng để tránh bệnh lười, có ý thức rèn luyện đức tính chăm chỉ, phải biết sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội Phần II. Làm văn (6,0 điểm) 2 1. Về hình thức, kĩ năng 0,5 - Viết đúng bài văn nghị luận về một đoạn thơ - Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ - Câu chữ viết đúng văn phạm, diễn đạt trôi chảy - Lời văn trong sáng, cảm xúc chân thành, sâu sắc
  4. 2.Về nội dung a. Nêu vấn đề nghị luận: cơ sở hình thành tình đồng chí (trích khổ thơ) 0,25 b. Triển khai vấn đề nghị luận: b1. Khái quát: 0,25 - Khái quát hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc. - Vị trí khổ thơ: Đoạn trích là khổ thơ mở đầu bài thơ thể hiện thật xúc động cơ sở hình thành tình đồng chí hay là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình ở những người nông dân mặc áo lính b2. Cảm nhận * Những người lính đều xuất thân từ nông dân, từ những miền quê nghèo 1,25 khó: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá - Kết cấu song hành diễn tả lời tâm sự của những người lính. Họ đều có sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. - Thành ngữ “nước mặn đồng chua” “đất cày lên sỏi đá”: những người lính là những người con của làng quê nghèo lam lũ, vất vả với cày cấy, ruộng đồng. - Họ từ các phương trời không hề quen nhau “từ muôn phương về tụ hội trong hàng ngũ của những người lính cách mạng”. => Đó chính là cơ sở của tình đồng chí, sự đồng cảm giai cấp của những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu để giải phóng quê hương, đất nước. * Chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu: Anh với tôi đôi người xa lạ 1,25 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Từ những con người xa lạ chẳng hề quen biết, vì tình yêu Tổ quốc, họ đã đứng trong cùng một đội ngũ, cùng nhau thực hiện mục đích, lí tưởng cao đẹp - Hai hình ảnh hoán dụ “súng” và “đầu”: “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; “đầu” biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người lính hiểu và thông cảm cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành “tri kỉ”. * Sát cánh bên nhau, sẻ chia bao gian lao của buổi đầu kháng chiến Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ - Chung hoàn cảnh chiến đấu gian khổ “đem rét chung chăn”: sự gần gũi, sẻ 1,0 chia, về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chung chăn. Hiểu và chia sẻ với nhau sự thiếu thốn vật chất trong những ngày đầu kháng chiến. Từ đó thành tri kỉ của nhau.
  5. - Hai tiếng “Đồng chí” được tác giả cố ý tách ra thành một câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ vừa tạo ra điểm nhấn “Đồng chí!”như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội đồng thời nó khép lại một ý thơ. c. Đánh giá - Cơ sở của tình đồng chí cao đẹp đó được nhà thơ thể hiện thành công bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: Những câu thơ đối nhau, hình ảnh thơ sóng đôi, ngôn ngữ thơ giản dị, chắt lọc tinh tế lắng đọng, biện pháp tu từ hoán dụ, sử 0,5 dụng thành ngữ . - Hình ảnh những người lính trong toàn bài thơ nói chung và cơ sở của tình đồng chí trong đoạn thơ nói riêng đó được Chính Hữu khắc họa thật chân thực. - Tình đồng chí ấy sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau - Liên hệ bản thân d. Sáng tạo: - Sáng tạo về nội dung hoặc hình thức. Lưu ý: 0,5 Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên chủ động, linh hoạt khi cho điểm, đánh giá cao những bài làm thể hiện cách cảm nhận độc đáo, sâu sắc; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, hành văn giàu cảm xúc