Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Dương Hà (Có đáp án)

. Phần I (6 điểm). Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi 

          Kiều càng sắc sảo mặn mà,

         So bề tài sắc lại là phần hơn.

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào đã học ở lớp 9? Chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo? Cho biết tên tác phẩm chứa đoạn trích trên? 

Câu 2 (1,0 điểm). Chi ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 3(1,0 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 4  (3,0 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình diễn kịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân chỉ rõ).

Phần II (4 điểm): Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành "Chuyện người con gái Nam Xương". Đây là một trong những truyện hay nhất được rút ra từ tập "Truyền kì mạn lục" của ông.

Câu 1(0,5 điểm). Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”

Câu 2(1,5 điểm). Trong văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật hết sức thú vị. Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết đó.

Câu 3 (2,0 điểm). Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu suy nghĩ về tình mẫu tử. 

 

doc 5 trang Phương Ngọc 27/03/2023 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Dương Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Dương Hà (Có đáp án)

  1. MA TRẬN TIẾT 36, 37 - KIỂM TRA GIỮA KÌ I –NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: Ngữ văn-khối 9 Thời gian làm bài: 90’ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao Chủ đề( ND) Phần Đọc Nhận biết được Giới thiệu về Viết đoạn văn hiểu văn bản tên tác giả, tác xuất xư, nguồn đánh giá về kết hợp với phẩm, xác định gốc; giải thích nhân vật; vận nghị luận được thể loại tp nhan đề dụng cách trình văn học: Vận bày đoạn văn dụng truyện hoặc kiểu câu Trung đại cụ thể. hoặc truyện thơ Nôm đã học. Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 01 4 câu Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 3 6 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 30% 60 % Phần đọc Hiểu về nhan Trình bày hiểu văn bản đề, đánh giá chi suy nghĩ về kết hợp với tiết nghệ tuật một vấn đề nghị luận xã xã hội có hội: Vận liên quan dụng truyện đến văn bản Trung đại hoặc truyện thơ Nôm đã học. Số câu: Số câu: 02 Số câu: 01 3 câu Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 2 4 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% 40 % Tổng số câu: 2 câu 3 câu 1 câu 1 câu 7 câu Số điểm: 2 điểm 3 điểm 3 điểm 2,0 điểm 10 điểm Tỉ lệ (%): 20% 30 % 30 % 20 % 100 %
  2. Trường THCS Dương Hà Ngày tháng năm 2021 Họ và tên Lớp . TIẾT 36, 37 - KIỂM TRA GIỮA KÌ I –NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: Ngữ văn-khối 9 Thời gian làm bài: 90’ Đề 2 : I. Phần I (6 điểm). Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào đã học ở lớp 9? Chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo? Cho biết tên tác phẩm chứa đoạn trích trên? Câu 2 (1,0 điểm). Chi ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh và nêu tác dụng của phép tu từ đó. Câu 3(1,0 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó. Câu 4 (3,0 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình diễn kịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân chỉ rõ). Phần II (4 điểm): Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành "Chuyện người con gái Nam Xương". Đây là một trong những truyện hay nhất được rút ra từ tập "Truyền kì mạn lục" của ông. Câu 1(0,5 điểm). Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục” Câu 2(1,5 điểm). Trong văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật hết sức thú vị. Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết đó. Câu 3 (2,0 điểm). Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu suy nghĩ về tình mẫu tử.
  3. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM TIẾT 36, 37 - KIỂM TRA GIỮA KÌ I Khối: 9 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 90’ Phần I (6 điểm) Câu Đáp án Cho điểm chi tiết 1 - Chép tiếp 4 câu thơ, không sai, cho 0,5 điểm Chép đúng cho 0,5 (1,0 điểm) điểm; sai từ 02 lỗi trừ 0,25 điểm - Nêu đúng tên văn bản Chị em Thúy Kiều Nêu đúng mỗi ý 0,25 - Nêu đúng tên tác phẩm Truyện Kiều điểm 2 - Xác định đúng một biện pháp tu từ trong câu thơ: - Xác định đúng phép (1,0 điểm) Phép nhân hoá qua hình ảnh hoa ghen, liễu hờn tu từ 0,5 điểm -Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp hoàn mĩ của Thuý - Nêu được tác dụng: Kiều, vẻ đẹp ấy khiến cho cả những thứ đẹp đẽ, thanh 0,5 điểm tao nhất trong thiên nhiên phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị đồng thời dự cảm về cuộc đời đầy đau khổ, éo le của Thuý Kiều. . 3 - Tìm được thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành - Tìm được thành ngữ (1,0 điểm) - Giải thích đúng: Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người 0,5 điểm phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất - Giải thích đúng 0,5 thành, mất nước. điểm 4 Đạt cả yêu cầu về nội dung và hình thức: - Đáp ứng đúng yêu (3,0 điểm) *Hình thức: 0,5 điểm cầu được 0,5 điểm - Đúng đoạn văn diễn dịch - Không đạt mỗi yêu - Đúng chính tả; có sử dụng câu cảm thán; đảm bảo cầu trừ 0,25 điểm. dung lượng ( số câu) - Quá ngắn hoặc dài quá trừ 0,25 điểm *Nội dung: 2,5 điểm - Rõ chủ đề: Vẻ đẹp của Thuý Kiều thể hiện qua đoạn thơ. -Nội dung đoạn văn xoay quanh một số ý cơ bản sau: +Vẫn tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy cái đẹp nhất, mĩ lệ nhất của thiên nhiên để so sánh, tôn vinh vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều. - Đặc tả đôi mắt Kiều để vẽ hồn cho nhân vật. + Đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu + Đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân trên gương mặt trẻ trung. -Từ ngữ chọn lọc, phép nhân hoá qua hình ảnh hoa ghen, liễu hờn khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ của Kiều khiến thiên nhiên ( hoa, liễu) phải sinh lòng đố kị, ghen ghét. + Chân dung Kiều là chân dung mang tính cách số phận: Kiều sở hữu vẻ đẹp hoàn mĩ đến thiên nhiên
  4. phải ghen ghét, đố kị, oán hờn nên cuộc đời Kiều dự cảm sẽ đau khổ, éo le. Phần II (4 điểm): 1 Nhan đề "Truyền kì mạn lục": có nghĩa là ghi chép Giải thích đúng cho (0,5 điểm) tản mạn những truyện kì lạ vẫn được lưu truyền trong 0,5 điểm dân gian. 2 * Chi tiết cái bóng góp phần thúc đẩy cốt truyện Ý 1: 0,75 điểm (1,5 điểm) phát triển: Là chi tiết thắt nút, đồng thời cũng là chi Đánh giá giá về giá trị tiết mở nút hết sức bất ngờ trong toàn bộ diễn biến của chi tiết cái bóng: câu chuyện: thắt nút, cởi nút + Lần thứ nhất, cái bóng gián tiếp xuất hiện qua lời truyện: 0,5 điểm nói của bé Đản về một người đàn ông khác thường - diễn giải cụ thể: cho đến vào buổi đêm 0,25 => “ Cái bóng ” là chi tiết thắt nút truyện. + Lần thứ hai, cái bóng xuất hiện trực tiếp trước mắt Trương Sinh => “ Cái bóng ” có ý nghĩa mở nút câu chuyện, giải quyết toàn bộ mâu thuẫn. . * Chi tiết cái bóng còn gợi mở nhiều ý nghĩa, góp Ý 2: 0,75 điểm phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Diễn giải được mỗi ý, + “ Cái bóng ” tô đậm thêm phẩm chất cao đẹp của cho 0,25 điểm Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. + “ Cái bóng ” là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Với Vũ Nương, hạnh phúc gia đình cũng chỉ mong manh như chiếc bóng hư ảo. + Cái bóng, đó là bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh hay phải chăng đó là bóng đen của XHPK - một xã hội bất công với quan niệm trọng nam khinh nữ. => Cái bóng là chi tiết nghệ thuật sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ, thể hiện cô đọng cảm hứng hiện thực và giá trị nhânđạo của tác phẩm . Câu 3 HS viết đúng bố cục và yêu cầu của văn nghị luận - Đúng tối đa các ý, (2 điểm) xã hội: trình bày đúng yêu - Giới thiệu về tình mẫu tử. cầu đoạn văn cho 2 - Giải thích về tình mẫu tử. điểm - Nêu vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc - Tùy vào bài làm của sống con người. HS để GV cho điểm - Bàn luận mở rộng vấn đề trong cuộc sống. hợp lí - Liên hệ: HS biết đánh giá từ nhận thức đến hành động: trau dồi kiến thức thật tốt để trở thành người hiền tài, luôn khắc ghi công lao của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực - Khẳng định lại sự thiêng liêng, ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử.
  5. Duyệt đề Ngày tháng . năm . Giáo viên Lê Thị Thu