Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thuỳ (Có đáp án)

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước khi đến phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, Viện nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 02 – 2022)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

docx 6 trang Quốc Hùng 09/07/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thuỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_ng.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thuỳ (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NGỮ VĂN 9 Năm học: 2022 - 2023 Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số - Ngữ liệu: văn bản - Nhận diện - Khái quát chủ - Bày tỏ ý truyện, văn bản thơ, thểloại/ đề/nội dung chính kiến về quan văn bản nghị luận của đoạn trích/ văn điểm/ tư tưởng/ phương thức bản. tình cảm/ thái biểu đạt/ngôi - Tiêu chí lựa chọn ngữ - Hiểu được ý nghĩa độ của tác giả liệu: kể của đoạn của chi tiết/ hình ảnh/ thể hiện trong trích/văn bản. câu văn/câu thơ, đoạn trích/ văn + 01 đoạn trích/ văn trong đoạn trích/ văn bản bản hoàn chỉnh. bản. Rút ra thông + Nguồn ngữ liệu Hiểu được tác dụng/ điệp/ bài học từ ngoài chương trình hiệu quả của việc sử đoạn trích/ văn SGK Ngữ văn bậc dụng thể loại/ bản. THCS. phương thức biểu I. Đọc hiểu (4,0 điểm) đạt/ ngôi kể/biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 2,5 1,0 4,0 Tổng Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% Nghị luận văn học - Nghị luận về một Viết bài văn đoạn thơ/ một đoạn trích văn xuôi. Lưu ý: Đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi trích trong văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 9 tập 1 (từ tuần 1 đến II. Làm văn (6,0 điểm) tuần 8 theo CTNT). Số câu 1 1 Tổng Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60% 60% Số câu 1 2 2 5 Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% Tổng cộng Người ra đề BGH Nguyễn Thị Thuỳ
  2. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn Ngữ văn 9 (Thời gian 90 phút; không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước khi đến phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, Viện nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 02 – 2022) Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là gì? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp em tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Lí do mà em lựa chọn thông điệp đó. Phần II. Làm văn (6,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong hai khổ thơ sau: Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, trang 131-132) - Hết đề -
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) 1 - Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là 0,5 không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. 2 - Nội dung chính của đoạn trích: Trong cuộc sống con người luôn 1,0 phải đối mặt với khó khăn, thử thách và nếu vượt qua sẽ đạt được thành công. 3 * Biện pháp tu từ so sánh: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca 0,5 * Tác dụng: + Tạo cho cách diễn đạt thêm sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi 1,0 cảm, gây ấn tượng. + Làm nổi bật sự thay đổi của cuộc sống lúc êm đềm, lúc dễ dàng những cũng có lúc gặp khó khăn và đều phải vượt qua để đến với thành công. + Thể hiện thái độ: mong muốn mọi người cần cố gắng vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 4 * Học sinh có thể lựa chọn một trong các thông điệp sau hoặc thông điệp khác đảm bảo phù hợp với ngữ liệu và có sự lí giải hợp lí. - Thông điệp 0,25 + Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của cuộc sống. + Trong cuộc sống ta luôn phải đối diện với những sai lầm, thất bại, điều quan trọng là chúng ta phải biến thất bại thành đòn bẩy để hướng tới thành công. + Sống phải có mục tiêu, lí tưởng. + . - Lí giải thích hợp, phù hợp. 0,75 Phần II. Làm văn (6,0 điểm) 1. Về hình thức, kỹ năng: 1 - Đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ - Bố cục đủ 3 phần, hệ thống luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc 0,5
  4. - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2.Về nội dung a. Nêu vấn đề nghị luận: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. 0,5 - Trích khổ thơ b. Triển khai vấn đề nghị luận: b1. Khái quát: 0,25 - Khái quát hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc. - Vị trí khổ thơ: Nằm ở khổ 5, khổ 6 của bài, tác giả ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. b2. Cảm nhận * LĐ 1: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. 2,0 + Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi lên cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách, vượt qua những đoạn đường “bom giật, bom rung”, những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành “tiểu đội” - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? + Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”. Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè. + Giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Đó là sự động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. -> Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chung một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bồi đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất. 2,0 * LĐ 2: Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt: + Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống
  5. Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: “chung bát đũa” là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn. + Họ có chung bát đũa, chung mâm cơm, chung bếp lửa, chung ánh sao trời, chung gió bụi, mưa tuôn, chung một con đường hành quân, một chiến hào, một nhiệm vụ. Những tình cảm ấy chỉ có những người lính cách mạng mới được thưởng thức và nếm trải. Nó thật bình thường nhưng cũng thật cao đẹp thiêng liêng. Câu thơ đẹp về tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ. -> Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí đã trở thành sức mạnh vô giá, giúp người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân thù. - Sau một bữa cơm sum họp thân mật, một vài câu chuyện thân tình, những người lính trẻ lại tiếp tục lên đường: Lại đi, lại đi trời xanh thêm. + Hình ảnh “trời xanh” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Nó không chỉ biểu tượng cho sự sống mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình, chứa chan hi vọng: chiến công lớn đang chờ. -> Người chiến sĩ lái xe chính là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình và tự do của con người. Họ chiến đấu để giành lại trời xanh. Chính vì thế dù gian khó hiểm nguy đến đâu, họ cũng vẫn quyết tâm lái xe bon bon về phía trước. Đây không phải là một mệnh lệnh khô khan, là nhiệm vụ đơn thuần mà là tinh thần, là ý chí, là tình cảm của người lính luôn hướng trái tim về miền Nam ruột thịt. 0,25 b3. Đánh giá + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ với sức liên tưởng độc đáo, thú vị. + Giọng thơ trẻ trung. + Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi cảm. - Bày tỏ nhận thức, hướng hành động của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. + Liên hệ đến bản thân.
  6. c. Sáng tạo: 0,5 - Liên hệ đến các tác phẩm cùng chủ đề. - Sáng tạo phần MB, KB Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên chủ động, linh hoạt khi cho điểm, đánh giá cao những bài làm thể hiện cách cảm nhận độc đáo, sâu sắc; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, hành văn giàu cảm xúc