Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên
Phần I (2 điểm). Trắc nghiệm khách quan:
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng đầu trước đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1 (0.25 điểm). Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?
A. Nguyễn Du | B. Ngô gia văn phái |
C. Nguyễn Dữ | D. Chính Hữu |
Câu 2 (0.25 điểm). Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết bằng thể loại nào?
A. Cáo | B. Chí |
C. Hịch | D. Truyền kì |
Câu 3 (0.25 điểm). Trong trích đoạn ‘Hồi thứ mười bốn” của “Hoàng Lê nhất thống chí”, vua Quang Trung đã đánh bại đội quân nào của Trung Quốc?
A. Giặc Ngô | B. Giặc Thanh |
C. Giặc Minh | D. Giặc Hán |
Câu 4 (0.25 điểm). Trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”, hai chữ “trang trọng” ở câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” có ý nghĩa gì ?
A. Nói lên sự giàu sang của Thúy Vân | B. Thể hiện sự cao sang, quý phái của Thúy Vân |
C. Thể hiện vẻ đẹp hài hòa, êm đềm của nàng | D. Thể hiện vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Vân |
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 9 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2021 – 2022 TIẾT: 49 - 50 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 09/11/2021 Phần I (2 điểm). Trắc nghiệm khách quan: Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng đầu trước đáp án mà em cho là đúng nhất: Câu 1 (0.25 điểm). Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào? A. Nguyễn Du B. Ngô gia văn phái C. Nguyễn Dữ D. Chính Hữu Câu 2 (0.25 điểm). Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết bằng thể loại nào? A. Cáo B. Chí C. Hịch D. Truyền kì Câu 3 (0.25 điểm). Trong trích đoạn ‘Hồi thứ mười bốn” của “Hoàng Lê nhất thống chí”, vua Quang Trung đã đánh bại đội quân nào của Trung Quốc? A. Giặc Ngô B. Giặc Thanh C. Giặc Minh D. Giặc Hán Câu 4 (0.25 điểm). Trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”, hai chữ “trang trọng” ở câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” có ý nghĩa gì ? A. Nói lên sự giàu sang của Thúy Vân B. Thể hiện sự cao sang, quý phái của Thúy Vân C. Thể hiện vẻ đẹp hài hòa, êm đềm của D. Thể hiện vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của nàng Vân Câu 5 (0.25 điểm). Trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”, qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu gì về nhân vật này ? A. Là người vui tươi, lạc quan B. Là người có tấm lòng chung thủy
- C. Là người con hiếu thảo D. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm Câu 6 (0.25 điểm). Điển tích, điển cố nào được sử dụng trong câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm" (Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du)? A. Gốc tử B. Sân Lai, gốc tử C. Cách mấy nắng mưa D. Sân Lai Câu 7 (0.25 điểm). Trong tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tác giả Nguyễn Du đã sử dụng thành công nhất bút pháp nghệ thuật nào? A. Bút pháp tả thực B. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp miêu tả nhân vật D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình Câu 8 (0.25 điểm). Trong trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, việc nhắc lại bốn lần cụm từ “buồn trông” trong 8 câu thơ cuối có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh những hành động, việc B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ làm của Kiều C. Nhấn mạnh cảm giác của Kiều D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên Phần II (8 điểm). Tự luận: Câu 1 (2 điểm). Cho văn bản sau: Lỗi lầm và sự biết ơn Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi:“Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
- Anh ta trả lời:“Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr160, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) a. Em hãy chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên (0.5 điểm). b. Thông điệp mà em rút ra từ văn bản trên là gì (0.5 điểm)? c. Từ ý nghĩa của câu chuyện kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Tha thứ là món quà vô giá” (1 điểm). Câu 2 (6 điểm): Cho câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” (Trích “Chị em Thúy Kiều” - Truyện Kiều- Nguyễn Du) a. Em hãy chép chính xác 11 câu tiếp theo của câu thơ đã cho (1 điểm). b. Khi miêu tả vẻ đẹp hình thức của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp ước lệ. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của bút pháp ấy trong việc khắc họa nhân vật (1.5 điểm). c. Bằng hiểu biết của mình về đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn theo cách quy nạp khoảng 12 câu (có sử dụng, gạch chân và chú thích rõ một câu cảm thán và một trợ từ) để làm sáng tỏ vẻ đẹp hình thức và tài năng của Thúy Kiều (3 điểm). d. Em hãy nêu tên một văn bản thơ đã học (ghi rõ tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kì xã hội phong kiến (0.5 điểm).