Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) : 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng cõng mưa

Mẹ tôi gánh cả bốn mùa gió sương.

Con đường buổi sớm tinh sương

Hanh hao bóng mẹ pha sương mái đầu.

Mẹ tôi năm tháng dãi dầu

Cô đơn dáng mẹ hao gầy đường mưa.

Con đường - những buổi ban trưa

Chói chang màu nắng, màu mưa nhọc nhằn.

Liêu xiêu - dáng mẹ âm thầm

Đội mưa, đội nắng ân cần bên con.

  (  Trích  Mẹ tôi- Phạm Thị Lan Hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính .

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ .

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên

II. LÀM VĂN: (8,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn thơ  trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn, nêu lên cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ.

Câu 2: (6,0 điểm)

Trong vai nhân vật Trương Sinh em hãy kể lại câu chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”Nguyễn Dữ  ( Trích Sgk Ngữ văn 9-Tập 1).

                  

doc 5 trang Phương Ngọc 27/03/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 (từ tuần 1 đến tuần 10) theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN III. MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu và hiểu văn bản PTBĐ, thể nêu được thông tin/ thơ hoặc nội dung, ý văn bản ngôi kể nghĩa của nghệ thuật trong văn văn bản. - Tiêu chí bản. - Hiểu tác lựa chọn - Nhận biết dụng của ngữ liệu: sự phát phép tu từ + 01 đoạn triển của từ, được sử trích,thơ/văn các biện dụng trong bản hoàn pháp tu từ văn bản. chỉnh. trong văn + Độ dài bản. khoảng 50 - 300 chữ. Số câu 1 1 Tổng Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ 10% 10% 20% II. Câu 1: Viết Biết cách Hiểu và viết Viết được Làm đoạn văn trình bày, được cơ bản đoạn văn văn triển khai một đoạn hoàn một đoạn văn theo chỉnh về văn yêu cầu của nội dung đề . và hình thức.
  2. Số câu 1 Tổng Số điểm 0,5 0,5 1 2 Tỉ lệ 5% 0,5% 10% 20% Câu 2: Tự - Biết thay - Biết sử + Sử dụng - Tạo lập sự có kết đổi ngôi kể dụng và ngôi kể thành văn hợp các yếu trong bài thay đổi một cách bản có tính tố miêu tả, văn tự sự ngôi kể linh hoạt thống nhất, biểu cảm, -Nhận diện trong bài trong bài nội dung nghị luận. được văn văn tự sự. văn tự sự. chặt chẽ, + Kể bản tự sự có Hiểu được + Bài văn thuyết phục. chuyện kết hợp các nội dung có cốt - Kết hợp tưởng yếu tố khác. chính của truyện, các yếu tố tượng: + Trình bày những câu nhân vật một cách Các văn bản được bài chuyện và các sự linh hoạt và văn học văn có bố được kể. việc cơ nhuần trung đại. cục ba bản. nhuyễn. Các văn bản phần. văn học hiện đại. + Kể chuyện đời thường. Số câu 1 1 1 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2 1 6 cộng Tỉ lệ 15% 15% 20% 10% 60% Số câu 1 1 1 1 3 Tổng Số điểm 3 3 3 1 10 cộng Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100%
  3. PHÒNG GD &ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS . MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Cánh cò cõng nắng cõng mưa Mẹ tôi gánh cả bốn mùa gió sương. Con đường buổi sớm tinh sương Hanh hao bóng mẹ pha sương mái đầu. Mẹ tôi năm tháng dãi dầu Cô đơn dáng mẹ hao gầy đường mưa. Con đường - những buổi ban trưa Chói chang màu nắng, màu mưa nhọc nhằn. Liêu xiêu - dáng mẹ âm thầm Đội mưa, đội nắng ân cần bên con. ( Trích Mẹ tôi- Phạm Thị Lan Hương) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính . Câu 2: Chỉ ra các từ láy, các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ . Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên II. LÀM VĂN: (8,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn, nêu lên cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ. Câu 2: (6,0 điểm) Trong vai nhân vật Trương Sinh em hãy kể lại câu chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”Nguyễn Dữ ( Trích Sgk Ngữ văn 9-Tập 1). PHẦN II: LÀM VĂN( 8 điểm) Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2: (6,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ . Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó. Hết Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2.0 1 Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm. 0.5 2 Các từ láy : hanh hao, dãi dầu, chói chang, liêu xiêu 0,5 - Các BPTT: Ẩn dụ, nói quá, đảo ngữ 3 - Yêu cầu HS nêu ngắn gọn, rõ ràng,cụ thể nội dung của đoan thơ: Là nỗi vất vả cực nhọc đầy truân chuyên, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ để nuôi con khôn lớn trưởng thành 1.0 II LÀM VĂN 8.0 1 Viết đoạn văn thuyết minh 2,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng đối tượng 0.25 Nội dung: + Chỉ và nêu ra hình ảnh người mẹ trong khổ thơ : Vất vả, gian 1.0 lao, cực nhọc . + Từ đó đề cập đến những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về người mẹ của mình. c. Biết vận dụng cách viết sáng tạo,có cảm xúc 0.25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 2 Trong vai nhân vật Trương Sinh em hãy kể lại câu chuyện 6.0 “Chuyện người con gái Nam Xương”Nguyễn Dữ (Trích Sgk Ngữ văn 9-Tập 1). Yêu cầu chung: - HS biết viết một bài văn đúng thể loại : ( Tự sự , Kể chuyện tưởng tượng theo ngôi kể mới) - Biết vận dụng và kết hợp một cách linh hoạt với các yếu tố miêu tả (miêu tả nội tâm), biểu cảm và nghị luận trong khi kể. - Kể đúng ngôi kể thứ nhất ( xưng tôi) - Thứ tự kể : Tùy chọn a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần 0,5 mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề tự sự. 0,5 a.Mở bài: Nhân vật xưng “ Tôi” tự giới thiệu về mình và kể lại câu chuyện của bản thân. b. Thân bài: - Nhân vật “ Tôi” – Trương sinh kể lại diễn biến câu chuyện, bảo đảm một số ý như sau: 4.0 - Giới thiệu về bản thân, gia đình - Giới thiệu về việc lấy Vũ Nương làm vợ , Vợ của mình là một người phụ nữ • Đặc biệt chú ý tới ba thời điểm ( Trước khi đi lính; Khi trở về ; Khi nghe lời con trẻ)
  5. • Suy nghĩ của nhân vật “ Tôi” : Ân hận, day dứt, nuối tiếc về những việc làm của mình • Lời khuyên cho mọ người c.Kết bài: Nhân vật Tôi bộc lộ suy nghĩ của mình ( như mong mọi người tha thứ, muốn mọi người biết trân trọng bảo vệ tổ ấm hạnh phúc gia đình ) c. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cái nhìn đẹp đẽ 0.5 về nhân vật phụ nữ. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt