Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh (Có đáp án)
Câu 1: Năm 1949, nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt thành tựu quan trọng gì?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn
D. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất
Câu 2: Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản
Câu 3: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Hòa hoãn, bắt tay với Mĩ cùng thống trị thế giới
B. Coi Mĩ là đối tác chiến lược cùng phát triển
C. Thực hiện chính sách đối đầu với Mĩ, lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa chống lại Mĩ
D. Chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân
Câu 4 : Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp nặng
C. Công nghiệp nhẹ
B. Nông nghiệp
D. Dịch vụ
Câu 5: Người đề ra đường lối và tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô là ai?
A. Xta-lin
B.Goóc-ba-chốp
C. Khơ-rút-xốp
D. Brê-giơ-nép
Câu 6 : Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế
A. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì.
B. của người chiến thắng nhưng phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
C. của nước bại trận, chịu nhiều tổn thất.
D. thể hiện được vai trò và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2021_2022_ng.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 (TRỰC TUYẾN) TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra:27/10/2021 ĐỀ BÀI (Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Năm 1949, nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt thành tựu quan trọng gì? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo B. Chế tạo thành công bom nguyên tử C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn D. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất Câu 2: Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Mĩ B. Liên Xô C. Trung Quốc D. Nhật Bản Câu 3: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Hòa hoãn, bắt tay với Mĩ cùng thống trị thế giới B. Coi Mĩ là đối tác chiến lược cùng phát triển C. Thực hiện chính sách đối đầu với Mĩ, lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa chống lại Mĩ D. Chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân Câu 4 : Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp nặng B. Nông nghiệp C. Công nghiệp nhẹ D. Dịch vụ Câu 5: Người đề ra đường lối và tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô là ai? A. Xta-lin B.Goóc-ba-chốp C. Khơ-rút-xốp D. Brê-giơ-nép Câu 6 : Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế A. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì. B. của người chiến thắng nhưng phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. C. của nước bại trận, chịu nhiều tổn thất. D. thể hiện được vai trò và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô? A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động B. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập C. Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập Câu 8: Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì? A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn. B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.
- C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch. D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại. Câu 9: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A.Chủ nghĩa thực dân cũ B. Chế độ phân biệt chủng tộc C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới D. Chủ nghĩa khủng bố Câu 10: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. 17 nước châu Phi giành độc lập. B. Cộng hòa Ai Cập được thành lập. C. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai bị xóa bỏ. D. Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi. Câu 11: Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Châu Âu B. Châu Phi C. Châu Á D. Mĩ La tinh Câu 12: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền trong cuối năm 1945? A. Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu tiêu diệt quân đội phát xít Đức B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh C. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ La-tinh đạt nhiều thắng lợi D. Liên Xô viện trợ, giúp đỡ cuộc đấu tranh giành chính quyền của các nước Đông Nam Á Câu 13: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân? A. Cách mạng xanh B. Cách mạng trắng C. Cách mạng chất xám D. Cách mạng công nghiệp Câu 14: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa các tổ chức nào ? A. Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc C. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc D. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc Câu 15: Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978? A. Chính trị B. Văn hóa – giáo dục C. Kinh tế D. Khoa học – Kĩ thuật Câu 16: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 17: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập? A. In-đô-nê-xi-a B. My-an-ma C. Thái Lan D. Ma-lai-xi-a Câu 18 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu ? A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) B. Băng Cốc (Thái Lan) C. Ma-ni-la (Phi-líp-pin) D. Xin-ga-po
- Câu 19: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Trung Phi D. Đông Phi Câu 20: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi? A. ASEAN B. NATO C. AU D. SEATO Câu 21: Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 – 1973? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới C. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái D. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất Câu 22: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào? A. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ B. Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường thế giới C. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu D. Làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô Câu 23: Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 là gì? A. Viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu B. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội C. Xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ và Tây Âu D. Xây dựng hợp tác hóa nông nghệp và quốc hữu hóa nền công nghiệp quốc gia Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới? A. Các nước dân chủ Đông Âu được thành lập. B. Khối SEV được thành lập C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá B. Chậm sửa chữa những sai lầm C. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp Câu 26. Đâu là cơ sở cho việc hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ? A. Cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. Cùng chung mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ. C. Cùng muốn củng cố thêm tiềm lực quốc phòng, góp phần duy trì hòa bình và an ninh nhân loại. D. Sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Câu 27: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
- C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới Câu 28: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do? A. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949). B. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa (1978). C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). D. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999). Câu 29. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì? A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa. C. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội Câu 30: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999) thể hiện điều gì? A. Sự thành công của công cuộ cải cách – mở cửa B. Vai trò, địa vị của Trung Quốc ngày càng được nâng cao C. Chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc D. Khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển Câu 31: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập. B. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. C. Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả. D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 32: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Lần lượt gia nhập ASEAN B. Trở thành các nước công nghiệp mới C. Tham gia vào Liên hợp quốc D. Trở thành các quốc gia độc lập Câu 33: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng? A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu- chia. Câu 34: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên Asean là gì? A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á được kí kết tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức Asean tại Băng Cốc C. Hiệp định Pa-ri về Ca-pu-chia được kí kết D. Việt Nam gia nhập hiệp ước Ba-li Câu 35: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
- A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống. C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen. Câu 36: Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi có ý nghĩa như thế nào? A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại xào huyệt cuối cùng của nó B. Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh C. Anh mất quyền thống trị tại Nam Phi D. Chế độ thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ Câu 37: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để phát triển kinh tế hiện nay là: A. xây dựng nền kinh tế thị trường. B. xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. C. xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. D. xây dựng nển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp. Câu 38: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. Ngăn chặn diễn biến hòa bình B. Bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật C. Không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo D. Không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị Câu 39: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh"? A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế Câu 40: Thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean là: A. học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến B. tiếp thu nền văn hóa đa dạng của các nước trong khu vực C. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan D. tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất của các nước trong khu vực Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2021-2022 Mã đề 01 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B B D A B B C B B A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 C B A B C C C B B C Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 B A B B D A B C C B Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 D D D A D A D C A C BGH TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Minh