Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Kim Thị Viên - Đề 3 (Có đáp án)

Câu 1. Biểu hiện của người biết tự chủ là

A. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.

B. luôn làm theo ý kiến của người khác.

C. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.

D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp..

Câu 2. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

A. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. B. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. quân sự để giải quyết mâu thuẫn. D. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là

A. bảo vệ hoà bình. B. hoạt động ngoại giao.

C. hoạt động chính trị. D. bảo vệ đất nước.

Câu 4. Người tự chủ là người biết làm chủ

A. suy nghĩ của mình và của người khác.

B. hành vi của mình và của người khác.

C. tình cảm của mình để chi phối người khác.

D. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.

Câu 5. Người tự chủ là người

A. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.

B. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

C. luôn hành động theo ý mình.

D. làm việc gì cũng đúng.

doc 5 trang Quốc Hùng 04/07/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Kim Thị Viên - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_20.doc
  • docxĐáp án đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Kim Thị Viên.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Kim Thị Viên - Đề 3 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: Giáo dục công dân 9 Năm học 2022 -2023 Ngày kiểm tra 26/10/2022 Thời gian làm bài: 45 phút Đề 3 I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Em hãy ghi ra giấy kiểm tra đáp án em cho là đúng nhất Câu 1. Biểu hiện của người biết tự chủ là A. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình. B. luôn làm theo ý kiến của người khác. C. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc. D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp Câu 2. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng A. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. B. uy lực để giải quyết mâu thuẫn. C. quân sự để giải quyết mâu thuẫn. D. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn. Câu 3. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. bảo vệ hoà bình. B. hoạt động ngoại giao. C. hoạt động chính trị. D. bảo vệ đất nước. Câu 4. Người tự chủ là người biết làm chủ A. suy nghĩ của mình và của người khác. B. hành vi của mình và của người khác. C. tình cảm của mình để chi phối người khác. D. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. Câu 5. Người tự chủ là người A. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề. B. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân. C. luôn hành động theo ý mình. D. làm việc gì cũng đúng. Câu 6. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của A. chỉ những nước lớn. B. những nước đang có chiến tranh. C. những nước đang phát triển. D. tất cả các quốc gia trên thế giới. Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh B. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn. C. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi. D. Vội vàng quyết định mọi việc. Câu 8. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. B. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân, C. chạy đua vũ trang D. đối đầu thay đổi thoại. Câu 9. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. B. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình. C. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác. D. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. 1
  2. Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh. B. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông. C. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định. Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. C. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn. B. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc. C. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn. D. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh. Câu 13. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại? A. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. B. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. C. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột. Câu 14. Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật? A. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. B. Không tham gia các hoạt động của lớp. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. Câu 15. Trong các hoạt động của lớp, bạn Nam lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì? A. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. B. Không tham gia các hoạt động của lớp. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Giải thích cho bạn Nam hiểu tự ý đưa ra quyết định là sai mà cần phải luận với lớp. Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. B.Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. C. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. D. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. Câu 17. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ? A. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn. B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ. C. Tự chủ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. D. Tự chủ là chìa khoá của thành công. 2
  3. Câu 18. Trong buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? A. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp. B. Sôi nổi đề xuất ý kiến. C. Để cán bộ lớp quyết định. D. Tôn trọng ý kiến của tập thể. Câu 19. Việc làm nào sau đây là biểu hiện thiếu dân chủ? A. Ông A tự mình nghĩ ra cách thực hiện rồi yêu cầu tập thể làm theo. B. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. C. Học sinh tham gia học tập, thảo luận nội quy nhà trường. D. Nam đến trường dự Đại hội Liên đội theo kế hoạch. Câu 20. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. B. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. C. Chỉ làm những việc đã được phân công. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình. Câu 21: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. bảo vệ đất nước. B. hoạt động chính trị. C. bảo vệ hoà bình. D. hoạt động ngoại giao. Câu 22: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất A. tự giác, sáng tạo. B. khoan dung. C. tự chủ. D. chí công vô tư. Câu 23: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo. Câu 24: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế. C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 25: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại? A. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. B. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. D. Hạn chế quan hệ với các nước khác đề tránh xảy ra xung đột. Câu 26: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật? A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể. B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể. C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể. D. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân. Câu 27: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người A. độc đoán B. tự lực C. tự chủ D. liêm khiết 3
  4. Câu 28: rong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng đưa ra các vấn đề của lớp để cùng nhau trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất. Em có nhận xét gì về bạn lớp trưởng? A. Không tham gia các hoạt động của lớp. B. Phát huy tinh thần dân chủ, kỉ luật của lớp. C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng. D. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng. II. Tự luận (3 điểm) Câu 1. (1.0 đ) Thế nào là bảo vệ hòa bình? Câu 2 . (2.0 đ) Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích, em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào? 4