Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố nào sau đây của Nhật?

A. Ô-sa-ka B. Na-gôi-a C. Hi-rô-shi-ma D. Tô-ky-ô

Câu 2: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.

B. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

D. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.

Câu 3: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?

A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với người nước ngoài

B. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài

C. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.

D. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ

Câu 4: Hành vi nào sau đây không biết tự chủ?

A. Cùng bạn chơi thể thao lúc rảnh dỗi. B. Tự làm bài tập về nhà.

C. Đánh bạn khi bị bạn trêu chọc. D. Xưng hô với bạn lịch sự

Câu 5: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H.

C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa.

D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo.

Câu 6: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu Âu.

B. Liên hợp quốc.

C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

D. Quỹ tiền tệ thế giới.

doc 3 trang Quốc Hùng 13/07/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM GDCD 9 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Đề 1 Năm học 20201-2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/11/2021 Câu 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố nào sau đây của Nhật? A. Ô-sa-ka B. Na-gôi-a C. Hi-rô-shi-ma D. Tô-ky-ô Câu 2: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển? A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. B. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận. C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao. Câu 3: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó? A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với người nước ngoài B. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài C. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài. D. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ Câu 4: Hành vi nào sau đây không biết tự chủ? A. Cùng bạn chơi thể thao lúc rảnh dỗi. B. Tự làm bài tập về nhà. C. Đánh bạn khi bị bạn trêu chọc. D. Xưng hô với bạn lịch sự Câu 5: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo. Câu 6: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. D. Quỹ tiền tệ thế giới. Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp. B. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư. C. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau. D. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh(chị). Câu 8: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về chí công vô tư? A. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí công vô tư B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. C. Học sinh còn nhỏ không cần phải rèn chí công vô tư. D. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm. Câu 9: Bảo vệ hòa bình là: A. Giữ gìn cuộc sông bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn xung đột giữa các nước. B. Ngăn chặn chiến tranh giữa các nước C. Xây dựng ý thức bảo vệ hòa bình D. Thiết lập mối quan hệ giữa các nước bình đẳng. Câu 10: Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào ? A. 1994 B. 1995 C. 1996 D. 1997 Trang 1/3 – Đề 1
  2. Câu 11: Thời gian đánh dấu chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là A. 19/8/1945 B. 30/4/1975 C. 10/10/1954 D. 2/9/1945 Câu 12: Thế nào là chí công vô tư? A. Giải quyết công việc bằng lợi ích cá nhân B. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện sự công bằng, không thiên vị C. Người luôn hành động theo ý mình D. Xuất phát từ nhu cầu vụ lợi Câu 13: Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình vào năm nào? A. 2001 B. 2002 C. 1999 D. 2000 Câu 14: Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ? A. Bình tĩnh trong hành động B. Luôn hành động theo ý mình không cần biết đến ai. C. Kiềm chế trước ham muốn của bản thân D. Ôn hòa từ tốn trong giao tiếp Câu 15: Hợp tác cùng phát triển là? A. Cùng chung sức làm việc, chỉ giúp đỡ nhau trong khó khăn. B. Cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên. C. Cùng chúng sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. D. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung. Câu 16: Hành vi nào là thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Quyên góp ủng hộ trẻ em và nhân dân vùng có bão lũ. B. Lớp chín A không tổ chức họp lớp bàn kế hoạch tham quan cuối năm. C. Xét thi đua khen thưởng cuối năm, chỉ nên bầu những người đủ tiêu chuẩn đề ra. D. Trong giao tiếp, không giữ thái độ ôn hòa, từ tốn với người đối diện Câu 17: Câu tục ngữ ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc? A. Nhân nghĩa B. Tôn sư trọng đạo. C. Yêu nước. D. Hiếu học Câu 18: Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống? A. Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác. B. Tôn trọng, sống hoà bình, thân thiện với mọi người xung quanh. C. Ganh đua, ghen ghét khi người khác hơn mình. D. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác. Câu 19: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo. Câu 20: Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ: A. rủ H cùng giúp đỡ du khách nước ngoài B. đi nhanh về nhà, kể với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến. C. đồng tình với việc làm của H. D. đi tìm người quản lý khu du lịch đó Câu 21: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? A. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh B. Những nước đã từng bị chiến tranh. C. Những nước giàu có D. Toàn nhân loại. Câu 22: Trong chuyến đi thăm quan Văn miếu, Quốc tử giám, bạn em dùng bút dạ viết lên bia tiến sĩ. Nhìn thấy việc làm đó của bạn, sẽ làm gì? A. Mặc kệ bạn không liên quan đến mình B. Nhắc nhở bạn và lau vết mực ghi trên bia tiến sĩ C. Nhắc nhở bạn không được làm hủy hoại di sản văn hóa Trang 2/3 – Đề 1
  3. D. Cùng viết với bạn để lưu lại kỷ niệm Câu 23: Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước? A. Ô-xtrây-li-a B. Nhật Bản. C. Mĩ. D. Pháp. Câu 24: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh B. Phan Châu Trinh C. Cao Bá Quát. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 25: Hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ A. Nam không đến trường dự lễ sinh hoạt đoàn theo quy định B. Nhà trường tổ chức cho học sinh học nội quy của trường C. Ngồi trong lớp Minh Không cho Lan giơ tay phát biểu trong lớp. D. Ông Bình yêu cầu mỗi gia đình ủng hộ 500.000 nghìn đồng ủng hộ học sinh nghèo Câu 26: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? A. Luôn bảo vệ bạn thân trong mọi trường hợp. B. Nhận tiền của người khác để lo việc xin học cho con họ. C. Chỉ làm tốt việc gì khi thấy có lợi cho bản thân. D. Làm việc theo lẽ phải và lợi ích chung của tập thể. Câu 27: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với người khác? A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa, xúc phạm người có bất đồng với mình. B. Chủ động gặp người đó trao đổi để hiểu và thông cảm C. Tìm sự giúp đỡ của người khác để giành phần thắng D. Tranh cãi đến cùng để phân thắng bại Câu 28: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, T phát hiện K (bạn thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào đề thê hiện chí công vô tư? A. Thẳng thắn nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo. B. Cho K chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập. D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo. Câu 29: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về tính tự chủ? A. Dù ai nói ngả nói nghiêng - Lòng ta vẫn giữ như kiềng ba chân. B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. C. Gió chiều nào che chiều đó. D. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Câu 30: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. HẾT Trang 3/3 – Đề 1