Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về mật độ quần thể?
A. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể luôn cố định.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 2. Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?
A. Lứa tuổi B. Mật độ C. Giới tính D. Pháp luật
Câu 3. Tháp dân số già có những đặc điểm gì?
A. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình thấp.
B. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.
C. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao.
D. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 4. Mối quan hệ sinh thái nào sau đây giúp duy trì mật độ cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp ?
A. Kí sinh. B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh cùng loài. D. Cộng sinh.
Câu 5. “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về:
A. cân bằng sinh học B. cân bằng quần thể.
C. giới hạn sinh thái. D. diễn thế sinh thái.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ 101 Ngày thi: 18/03/2024 Thời gian làm bài: 45 phút Tô kín ô tròn tương ứng với đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm! Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về mật độ quần thể? A. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh. C. Mật độ quần thể luôn cố định. D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng. Câu 2. Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Lứa tuổi B. Mật độ C. Giới tính D. Pháp luật Câu 3. Tháp dân số già có những đặc điểm gì? A. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình thấp. B. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. C. Tháp có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên nhiều biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình cao. D. Tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử thấp. Tuổi thọ trung bình cao. Câu 4. Mối quan hệ sinh thái nào sau đây giúp duy trì mật độ cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp ? A. Kí sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Cộng sinh. Câu 5. “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về: A. cân bằng sinh học B. cân bằng quần thể. C. giới hạn sinh thái. D. diễn thế sinh thái. Câu 6. Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm: A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển. B. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển. C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển. D. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Câu 7. Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật? A. Đến sự dài ra của thân. B. Đến cấu tạo của rễ. C. Đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật. D. Đến sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước. Câu 8. Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng? A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn. B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão. C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại. D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. C. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính.
- D. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Câu 10. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? A. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp. B. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ. C. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật D. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. Câu 11. Con giun đũa sống trong ruột bò thể hiện mối quan hệ nào? A. Hội sinh B. Nửa kí sinh C. Kí sinh D. Cộng sinh Câu 12. Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để: A. tạo dòng thuần. B. tạo ưu thế lai. C. duy trì một số tính trạng mong muốn. D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai. Câu 13. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hạn chế. C. Có vùng phân bố hẹp. D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế. Câu 14. Xét nhân tố sinh thái “hàm lượng muối”, nhóm loài nào sau đây có giới hạn sinh thái cao nhất ? A. Loài sống ở nước ngọt. B. Loài sống ở cửa sông. C. Loài sống ở tầng sâu đại dương. D. Loài sống ở nước mặn. Câu 15. Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ: A. gây đột biến nhân tạo. B. dung hợp tế bào trần. C. nhân bản vô tính. D. công nghệ gen. Câu 16. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao. B. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. C. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá. D. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Câu 17. Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn? A. Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Vùng thảo nguyên và hoang mạc. D. Rừng ngập mặn. Câu 18. Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là: A. Lai phân tích. B. Lai khác dòng. C. Lai kinh tế. D. Tạo ra các dòng thuần chủng. Câu 19. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao: ''Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti: nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào''. Đó là mối quan hệ nào? A. Hội sinh. B. Sinh vật ăn sinh vật khác. C. Ức chế - cảm nhiễm D. Kí sinh. Câu 20. Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa? A. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt. B. Do cơ thể chúng có cấu tạo phức tạp, tiến hóa hơn các loài khác. C. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. D. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp. Câu 21. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. B. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ. C. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây. D. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
- Câu 22. Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm: A. đất, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. C. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. D. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. Câu 23. Kỹ thuật gen gồm các khâu cơ bản là: A. tách ADN từ tế bào cho, đưa ADN vào tế bào nhận. B. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp. C. cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 24. Ý nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ gen? A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Tạo động vật biến đổi gen. Câu 25. Trong cùng một khu vực nước, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để: A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác. B. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. C. tân dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. D. thỏa mãn nhu cầu, thi hiếu khác nhau của con người. Câu 26. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với: A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. một nhân tố sinh thái nhất định. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. nhân tố sinh thái hữu sinh. Câu 27. Nhóm sinh vật nào dưới đây gồm các loài động vật hằng nhiệt ? A. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói. B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi. Câu 28. Vì sao không dùng con lai kinh tế làm giống? A. Vì các con lai thụ tinh tạo hợp tử bất thường. B. Con lai tiềm ẩn nhiều dị tật bẩm sinh. C. Vì các con lai không có khả năng thụ tinh. D. Vì các con lai giao phối với nhau có thể tạo thể đồng hợp lặn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo. Câu 29. Xét chuỗi thức ăn: Cỏ - chuột - rắn hổ mang - đại bàng. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là: A. cỏ, chuột, rắn hổ mang. B. cỏ, đại bàng. C. cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng. D. chuột, rắn hổ mang, đại bàng. Câu 30. Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé. Cá mập con nở ra trước ăn phôi non hay trứng chưa nở. Nhờ đó mà quần thể cá mập có thể tồn tại trước điều kiện thiếu thức ăn nghiêm trọng. Ví dụ trên minh họa mối quan hệ gì? A. Cạnh tranh khác loài. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Hỗ trợ cùng loài. D. Hỗ trợ khác loài. Câu 31. Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào? A. Tự thụ phấn. B. Lai kinh tế. C. Lai phân tích. D. Lai khác dòng. Câu 32. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc, giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hóa giống ? A. Do các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp, gen lặn không át hoàn toàn gen trội nên tính trạng lặn được biểu hiện. B. Do các thế hệ sau thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. C. Vì các gen chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội, trong đó cuất hiện một số gen trội gây hại. D. Vì thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. Câu 33. Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật ở cạn. B. Nhóm sinh vật ở nước. C. Nhóm sinh vật biến nhiệt. D. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
- Câu 34. Hiện tượng cây phong lan sống nhờ trên thân các loại cây khác biểu thị mối quan hệ gì ? A. Cộng sinh. B. Nửa kí sinh. C. Kí sinh. D. Hội sinh. Câu 35. Nhân tố sinh thái là: A. các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật. B. những yếu tố của môi trường tác động trực tiếp tới sinh vật. C. các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. D. những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Câu 36. Tại sao mỗi quốc gia đều cần phát triển dân số hợp lí ? A. Để tăng nhanh dân số liên tục, góp phần tăng nguồn nhân lực. B. Để tăng nhanh dân số, khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính. C. Để duy trì dân số ở mức ổn định, cân bằng với sự phát triển kinh tế - xã hội. D. Để giảm dân số nhanh chóng, khắc phục tình trạng thiếu lương thực. Câu 37. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C - 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5°C đến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. Câu 38. Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con lai thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế? A. Giúp tạo được nhiều con lai F1 hơn. B. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực. C. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố. D. Vì con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố. Câu 39. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì. B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì và vườn Quốc gia Cúc Phương. Câu 40. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quan hệ cạnh tranh cùng loài? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Đảm bảo sự phân bố các cá thể trong quần thể luôn được duy trì ở mức độ phù hợp. D. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. HẾT