Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)

Câu 1: Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì?

A. Môi trường sinh vật. B. Môi trường nước. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất.

Câu 2: Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở những loài cây giao phấn, thế hệ sau thường có

A. khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt.

B. khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường.

C. sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu.

D. sức sống tăng cao, chiều cao và năng suất cao hơn thế hệ trước.

Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ gọi là

A. ưu thế lai. B. thoái hóa giống. C. đột biến D. siêu trội

Câu 4: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai người ta sử dụng phép lai nào sau đây?

A. Lai phân tích B. Lai kinh tế C. giao phối cận huyết D. giao phối ngẫu nhiên

Câu 5: Động vật nào dưới đây sống trong môi trường sinh vật ?

A. Giun đũa B. Giun đỏ C. Rươi D. Giun đất

Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô ?

A. Ốc sên, ếch, giun đất B. Ếch, lạc đà, giun đất

C. Lạc đà, thằn lằn, chuột nhảy D. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên

Câu 7: Lá của cây ưa bóng thường có đặc điểm nào sau đây ?

A. Lá nhỏ, xếp ngang, mô giậu phát triển và có màu xanh thẫm

B. Lá to, xếp xiên, mô giậu ít hoặc kém phát triển và có màu xanh nhạt

C. Lá nhỏ, xếp xiên, mô giậu phát triển và có màu xanh nhạt

D. Lá to, xếp ngang, mô giậu ít hoặc kém phát triển và có màu xanh thẫm

docx 6 trang Quốc Hùng 04/07/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 9 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1, khi kết thúc bài 50: Hệ sinh thái - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1 2 2 1 4 2,0đ Chương VI: Ứng dụng di truyền (1,0đ) (0,5đ) (0,5đ) (1,0đ) (1,0) học PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 5 4 1 1 2 9 5,25đ Chương I: Sinh vật và môi (1,25đ) (1,0đ) (2,0đ) (1,0đ) (3,0đ) (2,25đ) trường PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI 5 1 2 2 7 TRƯỜNG 2,75đ (1,25đ) (1,0đ) (0,5đ) (2,0đ) (1,75đ) Chương II: Hệ sinh thái Số câu TN/Số ý TL 1 12 1 8 1 0 1 0 4 20
  2. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 0 1,0 0 5,0 5,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 22 10,0
  3. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐÔNG QUANG NĂM HỌC 2022 - 2023   MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Lời phê của thầy, cô giáo Điểm PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (5,0 điểm) Lựa chọn phương án trả lời (A, B, C, D) đúng nhất Câu 1: Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì? A. Môi trường sinh vật. B. Môi trường nước. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất. Câu 2: Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở những loài cây giao phấn, thế hệ sau thường có A. khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt. B. khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường. C. sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu. D. sức sống tăng cao, chiều cao và năng suất cao hơn thế hệ trước. Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ gọi là A. ưu thế lai. B. thoái hóa giống. C. đột biến D. siêu trội Câu 4: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai người ta sử dụng phép lai nào sau đây? A. Lai phân tích B. Lai kinh tế C. giao phối cận huyết D. giao phối ngẫu nhiên Câu 5: Động vật nào dưới đây sống trong môi trường sinh vật ? A. Giun đũa B. Giun đỏ C. Rươi D. Giun đất Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô ? A. Ốc sên, ếch, giun đất B. Ếch, lạc đà, giun đất C. Lạc đà, thằn lằn, chuột nhảy D. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên Câu 7: Lá của cây ưa bóng thường có đặc điểm nào sau đây ? A. Lá nhỏ, xếp ngang, mô giậu phát triển và có màu xanh thẫm B. Lá to, xếp xiên, mô giậu ít hoặc kém phát triển và có màu xanh nhạt C. Lá nhỏ, xếp xiên, mô giậu phát triển và có màu xanh nhạt D. Lá to, xếp ngang, mô giậu ít hoặc kém phát triển và có màu xanh thẫm Câu 8: Các loài ong có thể bay xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa. Nhân tố nào sau đây giúp các loài ong này định hướng di chuyển trong không gian? A. Không khí. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng. Câu 9: Hiện tượng lớp bần dày ở thân cây gỗ vùng ôn đới cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật ? A. Độ ẩm B. Nhiệt độ C. Ánh sáng D. Độ pH Câu 10: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam. Câu 11: Các chỉ số phản ánh đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã là
  4. A. độ nhiều, độ đa dạng, loài ưu thế. B. độ đa dạng, độ thường gặp, loài ưu thế. C. độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều D. độ thường gặp, độ nhiều, loài đặc trưng. Câu 12: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây? A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Câu 13: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật tiêu thụ ? A. Chim hải âu B. Hổ C. Vi khuẩn lam D. Thỏ Câu 14: Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây? A. Nấm và vi khuẩn B. Thực vật C. Động vật ăn thực vật D. Động vật ăn thịt con mồi Câu 15: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn sinh vật hằng nhiệt ? A. Cá chép, ếch, cây lúa, cây bưởi. B . Cá quả, ếch đồng, lươn, lợn. C. Gấu, chó, mèo, lợn, gà. D . Đại bàng, chim ó, thằn lằn. Câu 16: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? A. 10 – 400 C B. 20 – 300 C C. 25 – 350 C D. 0 – 400 C Câu 17: Nhân tố sinh thái nào sau đây gây nên hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở thực vật ? A. Không khí B. Nhiệt độ C. Độ ẩm D. Ánh sáng Câu 18: Động vật nào dưới đây ưa sống nơi ẩm ướt ? A. Chuột nhảy B. Ốc sên C. Nhông cát D. Lạc đà Câu 19: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo: A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường Câu 20: Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh. PHẦN II: TỰ LUẬN. (5,0đ) Câu 21 (2,0đ): Môi trường sống của sinh vật là gì ? Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật sau: Cá rô phi, sán lá gan, giun đất, cây hoa hướng dương ? Câu 22 (3,0đ): Đồ thị sau đây thể hiện sự tác động của nhiệt độ lên tốc độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam. a, Hãy chú thích các ký hiệu (a), (b), (c), (d), (g) ở đồ thị trên ? Hãy nêu khái niệm (g) ?
  5. c, Vì sao ở nước ta, cá rô phi có vùng phân bố ít hơn so với cá chép nếu xem xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ ? Biết rằng cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C – 440C ?
  6. UBND HUYỆN BA VÌ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔNG QUANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 9 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (mỗi câu đúng 0,25 điểm / sai không trừ điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B A C D D B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D C B C B D B B C PHẦN 2. TỰ LUẬN (chấm theo hướng dẫn chấm) Câu Đáp án – Hướng dẫn chấm Điểm 21 - Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của SV, bao gồm tất 0.75 đ cả những gì bao quanh chúng, có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. Tên loài sinh vật Môi trường sống Cá rô phi nước 0,25đ 0,25d Sán lá gan sinh vật 0,25đ Giun đất trong đất 0,25đ Cây hoa hướng dương trên mặt đất – không khí 0,25đ Chó sói trên mặt đất – không khí 22 a, (a) : Giới hạn dưới (điểm gây chết) 0.25 đ (b): điểm cực thuận 0.25 đ (c): Khoảng thuận lợi. 0.25 đ (d): Giới hạn trên 0.25 đ (g): Giới hạn chịu đựng (giới hạn sinh thái) 0.25 đ - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 0,75đ một nhân tố sinh thái nhất định. b, Xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ thì: giới hạn chịu đựng 1,0 đ về nhiệt độ của cá chép là 2°C đến 44°C lớn của cá rô phi từ 5°C đến 42°C. Vì vậy, cá chép có khả năng phân bố rộng hơn Lưu ý cách tính điểm và làm tròn - Tổng điểm bài kiểm tra là 10, được làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy.