Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)

I.PHẦNI. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau:

14.7.69

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?

Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Câu 4.Em có suy nghĩ gì về tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm?

docx 6 trang Quốc Hùng 09/07/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỚP 9 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN NĂM HỌC 2023 -2024 Môn : Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút A. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Chủ đề Thấp Cao 1. Đọc -hiểu -Nhận biết về nội -BPNT và tác dung của văn bản dụng của BPNT - Thông điệp, suy nghĩ, bài học. Số câu: 2 2 4 Số điểm: 1 2 3 Tỉ lệ: 10% 20% 30% 2. Tập làm Viết đoạn Viết bài văn văn nghị văn nghị luận xã hội. luận về đoạn thơ Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20 % 50% 70% Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100% B. ĐỀ BÀI. I.PHẦNI. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau: 14.7.69 Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em
  2. làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc." (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh? Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Câu 4. Em có suy nghĩ gì về tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm? II. LÀM VĂN Câu 1( 2 điểm). Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tuổi trẻ và sự cống hiến. Câu 2( 5 điểm).Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” (Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 58) C. HƯỚNG DẪNCHẤM Phần/Câ Nội dung Điểm u I ĐỌC HIỂU 1 - Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: bom 0,5 rơi đạn nổ; tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người; nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo; chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. 2 - Đoạn trích hướng tới ba má và các em yêu thương. 0,5 - Tình cảm đó cho thấy người viết nhật ký là người: sống tình cảm luôn hướng về người thân, ưa bày tỏ tâm tư, chia sẻ. 3 - Biện pháp tu từ so sánh (so sánh không ngang bằng): chết chóc 0,25 hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. - Tác dụng: +Làm câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh, tăng giá trị biểu đạt và giàu sức thuyết phục. 0,75 + Nhấn mạnh sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh và sự hy sinh, chết chóc nơi chiến trường diễn ra với tần suất lớn, quá dễ dàng. + Thể hiện thái độ của tác giả, lên án, tố cáo và căm ghét chiến tranh 4 - Lời tâm sự rất chân thành, bộc lộ được trách nhiệm của người 0,5
  3. thanh niên sống trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Con người sống gắn với thực tế và hiểu hoàn cảnh chung của đất nước - Con người hòa chung với quyết tâm đấu tranh, sẵn sàng hy sinh 0,5 thân mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc , vì nền độc lập của nước nhà ( HS có thể có những suy nghĩ khác Gv chấm sao cho phù hợp) II LÀM VĂN 1( 2 Trình bày suy nghĩ của em về tuổi trẻ và sự cống hiến. điểm) a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,5 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận * Giải thích: Cống hiến là sự hi sinh, dâng tặng tài năng, 0,25 công lao, trí tuệ cho sự nghiệp chung của cộng đồng, của đất nước. c. Triển khai vấn đề nghị luận * Phân tích, bàn luận: 0,75 - Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện: + Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh; tìm đường cứu nước, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, (dẫn chứng: Chị Võ Thị Sáu, Anh La Văn Cầu, Phan Đình Giót, ) + Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Dẫn chứng: Những thanh niên xung kích; Những thầy cô giáo trẻ tình nguyện lên giảng dạy ở vùng sâu vùng sa; Những chiến sĩ nơi đảo xa vượt khó để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc; Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới trong các lĩnh vực học tập, lao động sản xuất cũng là một sự cống hiến sâu sắc, ) - Lối sống cống hiến thể hiện một phong cách sống cao đẹp, giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. *Phê phán: - Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, 0,25 quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân ) - Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
  4. * Bài học nhận thức và hành động 0,25 - Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ luôn mong ước Câu 2(5 điểm) Câu Đáp án Điểm * Hình thức 1 - Biết cách làm bài văn nghị luận với các thao tác nghị luận cơ bản, thích hợp - Câu chữ đúng văn phạm. Trình bày sạch đẹp. - Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài .* Nội dung A. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 0,5 - Cảm nhận chung về đoạn thơ: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước thềm lăng Bác. -> Trích dẫn khổ thơ (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông tin trên) B. Thân bài *Khái quát: - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Viếng lăng Bác. 0,25 - Cảm hứng bao trùm bài thơ, mạch vận động của cảm xúc thơ. - Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc. *Cảm nhận: 5 1,25 Cảm xúc của tác giả khi đứng trước thềm lăng, niềm tự hào, lòng (5,0 biết ơn vô hạn cùng tấm lòng thành kính đối với bác Hồ kính yêu( điểm) câu 1,2) + “mặt trời đi qua trên lăng”: là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ chiếu ánh sáng ấm áp cho vạn vật sinh sôi, phát triển, mang lại sự sống cho muôn loài. Mặt trời của thiên nhiên mãi bất diệt, vĩnh hằng + Mở rộng: Hình ảnh “mặt trời” rất quen thuộc, xuất hiện nhiều trong thơ ca: “Từ ấy”- Tố Hữu, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm. =>Viễn Phương có cảm nhận riêng rất tự nhiên, mộc mạc, giản dị + “mặt trời trong lăng rất đỏ” đó là ẩn dụ sáng tạo, độc đáo để chỉ về Bác. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại, là vầng dương mang lại sự sống, ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. =>Câu thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc thể hiện lời ngợi ca, niềm tự hào, tôn kính, biết ơn công lao vĩ đại của tác giả dành cho Bác Hồ kính yêu! Bác mãi bất tử, vĩnh hằng trường tồn cùng dân tộc. * Cảm nghĩ về dòng người vào lăng viếng Bác( câu 3,4) 1,25 - Điệp từ "ngày ngày" nhà thơ đã đúc kết một quy luật của tình cảm, của lòng dân với Bác giống như quy luật của tự nhiên: Ngày này qua ngày khác, biết bao dòng người nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác với
  5. lòng thương nhớ khôn nguôi. - Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với hoán dụ: “tràng hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân” chỉ bảy mươi chín tuổi xuân của Bác. Cả cuộc đời mình Bác cống hiến trọn vẹn cho nhân dân, đất nước để làm nên mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời, của dân tộc. - Câu thơ sâu lắng, có âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết như diễn tả dòng người vô tận, khái quát được thật sâu sắc tình cảm biết ơn vô hạn của nhà thơ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung dành cho Bác Hồ. - Bác mãi là hình tượng cao đẹp, trường tồn trong lòng những người con nước Việt. * Đánh giá: 0,25 - Những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung (thể thơ, ngôn ngữ, biện pháp tu từ ) góp phần thể hiện niềm xúc động thương nhớ, thành kính thiêng liêng và lòng tự hào, biết ơn vô hạn của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối với Bác. - Liên hệ mở rộng: HS có thể liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài để làm nổi bật hình ảnh thơ, ý thơ. III. Kết bài 0.5 - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. - Cảm xúc của bản thân. Trường sơn, ngày 21 tháng 2 năm 2024 Người ra đề Nhóm Ngữ Văn 9