Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Trang (Có đáp án)

PHẦN I. (7,0 điểm)

Xúc động khi tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết:

“…Rưng rưng trông Bác yên nằm

Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi

Ở đây lạnh lắm Bác ơi!

Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?”

Câu 1. (1,5đ) Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Chép lại khổ thơ đó.

Câu 2. (1đ) Phân tích tác dụng việc lặp lại hình ảnh “cây tre” ở câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép.

Câu 3. (1đ) Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 có cách lặp lại hình ảnh thơ tương tự, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4. (3,5đ) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập, một khởi ngữ (gạch chân, chỉ rõ).

docx 3 trang Quốc Hùng 09/07/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Trang (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2022 – 2023 Thời gian: 90’ Ngày kiểm tra: 22/3/2023 PHẦN I. (7,0 điểm) Xúc động khi tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết: “ Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm Bác ơi! Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?” Câu 1. (1,5đ) Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Chép lại khổ thơ đó. Câu 2. (1đ) Phân tích tác dụng việc lặp lại hình ảnh “cây tre” ở câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép. Câu 3. (1đ) Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 có cách lặp lại hình ảnh thơ tương tự, ghi rõ tên tác giả. Câu 4. (3,5đ) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập, một khởi ngữ (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. ( ) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi. (Theo: www.vietgiaitri.com) Câu 1. (0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. (0,5đ) Em hiểu câu: "Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi" như thế nào? Câu 3. (2đ) Từ nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Chúc các em làm bài tốt!
  2. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút – Ngày kiểm tra:22 /3/2023 Phần Câu Nội dung Điểm - Tên tác phẩm: “Viếng lăng Bác” 0,5 1 - Chép chính xác khổ cuối bài thơ 1 1,5đ + Chép thiếu (trừ 0,5đ mỗi câu) + Viết sai từ, sai chính tả (trừ 0,25đ/1lỗi) Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc lặp lại hình ảnh thơ: - Tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh 0,5 2 gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. 1đ - Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lời ước nguyện (trung với Đảng, hiếu với dân), 0,5 vừa là một lời hứa thiêng liêng: Dân tộc Việt Nam mãi mãi trung thành với con đường cách mạng mà Bác đã đặt ra. I. 3 - Kể chính xác tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 có kết 0,5 (7đ) 1đ cấu đầu cuối tương ứng (Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá ) - Nêu chính xác tên tác giả 0,5 - Hình thức: + Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc 0,25 lỗi chính tả, ngữ pháp; + Đúng đoạn văn diễn dịch; 0,25 4 + Sử dụng đúng và gạch dưới thành phần biệt lập, khởi ngữ 0,5 3,5đ - Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các dấu hiệu 1,0 nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ) làm sáng tỏ luận điểm: + Niềm xúc động mãnh liệt khi rời lăng 0,5 + Ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ. 1,0 1 Nêu đúng phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5 0,5đ - HS giải thích: 2 + Khi ta từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới 0,25 II. 0,5đ xung quanh, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa. (3đ) + Mỗi người cố gắng phấn đấu hết mình trong học tập, trong lao động 0,25 và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. (HS có lí giải khác hợp lí cho 0,25 đ) - Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt 0,5 chẽ, diễn đạt rõ ý, không sai chính tả - Nội dung: 3 + Giải thích niềm tin, thấy được vai trò niềm tin trong cuộc sống 0,5 2đ + Bàn luận về vấn đề nghị luận: Thể hiện được chính kiến cá nhân với 0,25 lý lẽ - dẫn chứng thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức (niềm tin vào tri thức, niềm tin vào gia đình, bạn bè, niềm tin vào Đảng, Nhà nước ) + Mở rộng, phản đề 0,25 + Rút ra bài học. Có những liên hệ bản thân. 0,5
  3. BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Nguyễn Thị Thu Trang