Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Mai Hoa (Có đáp án)
PHẦN I (6,5 điểm)
Dưới đây một đoạn trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ):
…Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(SGK Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1. Nhân vật “chàng” và “nàng” trong đoạn trích là những ai? Đoạn trích nhắc đến sự việc nào, sự việc ấy nằm ở vị trí nào trong trình tự cốt truyện?
Câu 2. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. Lời dẫn trực tiếp đó cho thấy những vẻ đẹp phẩm chất gì của nhân vật?
Câu 3. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận về những vẻ đẹp của nhân vật “nàng” từ khi “chàng” ở nhà đến khi “chàng” ở nơi chiến trận. Trong đoạn có sử dụng hợp lí câu ghép và lời dẫn gián tiếp (gạch chân câu ghép, lời dẫn gián tiếp và chú thích rõ).
Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ghi rõ tên tác giả.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Hà Thị Mai Hoa (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 9 Ngày thi: 03/11/2023 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: HS được ôn tập các kiến thức văn xuôi chữ Hán, truyện thơ Nôm; cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp; cách viết đoạn văn phân tích nhân vật theo mô hình đoạn văn có sử dụng yêu cầu tiếng Việt. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt; năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Tôn trọng, yêu thương, tự hào về những vẻ đẹp của con người qua cảm thụ các tác phẩm văn học. - Có ý thức chăm chỉ, tự giác trong học tập. - Trân trọng, tự hào và sử dụng thành thạo ngôn ngữ dân tộc trong viết và tạo lập văn bản.
- II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Vận Kĩ Thông Vận TT Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết dụng Tổng năng hiểu dụng cao % điểm TL TL TL TL Văn xuôi chữ Hán 1/2 Đọc 1 ½ 1 0 25 1 Truyện thơ Nôm hiểu Văn bản ngoài sách giáo khoa 1 1 0 0 15 Nghị luận văn học: Vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương/ Vẻ đẹp của 1* 1* 1* 1* 35 2 Viết Thúy Vân/ Nỗi nhớ Kim Trọng của Thúy Kiều Nghị luận xã hội 1* 1* 1* 1* 25 Tổng 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30 30 30 10 100
- III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị TT Kĩ năng kiến thức / Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: 1½TL ½ TL 1TL 0 - Nhận biết tên tác giả, tên văn bản, vị Văn xuôi trí đoạn trích/ Tên nhân vật trong đoạn chữ Hán trích, sự việc, vị trí của sự việc trong đoạn trích. - Chỉ ra được biện pháp tu từ trong đoạn trích/ Lời dẫn trực tiếp Thông hiểu: - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ/ Truyện thơ thành ngữ 1 Nôm - Nêu được vẻ đẹp phẩm chất của nhân Đọc hiểu vật Vận dụng: - Liên hệ với tác phẩm khác cùng chủ đề Văn bản Nhận biết: 1TL 1TL 0 0 ngoài sách PTBĐ, biện pháp tu từ, kiểu câu theo giáo khoa cấu tạo Thông hiểu: - Hiểu, lí giải được chi tiết trong văn bản/ Ý nghĩa các chi tiết tiêu biểu/ Nêu tác dụng của biện pháp tu từ Vận dụng: 2 Tạo lập Viết đoạn Nhận biết: 1 TL* văn bản văn cảm Thông hiểu: thụ nhân Vận dụng: vật Vận dụng cao: Viết được đoạn văn phân tích nhân vật theo mô hình, có sử dụng yêu cầu tiếng Việt Viết đoạn Nhận biết: 1TL* văn nghị Thông hiểu: luận xã hội Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí Tổng 2 ½TL 1 ½TL 1 TL 2 TL* Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Hà Thị Mai Hoa
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 9 Ngày kiểm tra: 3/11/2023 MÃ ĐỀ: NV901 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I (6,5 điểm) Dưới đây một đoạn trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ): Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. (SGK Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục) Câu 1. Nhân vật “chàng” và “nàng” trong đoạn trích là những ai? Đoạn trích nhắc đến sự việc nào, sự việc ấy nằm ở vị trí nào trong trình tự cốt truyện? Câu 2. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. Lời dẫn trực tiếp đó cho thấy những vẻ đẹp phẩm chất gì của nhân vật? Câu 3. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận về những vẻ đẹp của nhân vật “nàng” từ khi “chàng” ở nhà đến khi “chàng” ở nơi chiến trận. Trong đoạn có sử dụng hợp lí câu ghép và lời dẫn gián tiếp (gạch chân câu ghép, lời dẫn gián tiếp và chú thích rõ). Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ghi rõ tên tác giả. PHẦN II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Tuổi trẻ) Câu 1: Xét theo cấu tạo, câu văn: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát.” thuộc kiểu câu gì? Câu 2: Em hiểu như thế nào về định lý mà tác giả đưa ra trong đoạn trích trên? Câu 3: Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,5 điểm); 3 (3,5 điểm); 4 (0,5 điểm) Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (2 điểm)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 9 Ngày kiểm tra: 03/11/2023 MÃ ĐỀ NV902 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I (6,5 điểm): Cho đoạn thơ sau: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) Câu 1. Những câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu vị trí của đoạn trích đó. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu bị động (gạch chân, chú thích rõ một trợ từ và câu bị động). Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ghi rõ tên tác giả. PHẦN II (3,5 điểm) Cho đoạn trích sau: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc “viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích? Câu 3. Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống. Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,5 điểm); 3 (3,5 điểm); 4 (0,5 điểm) Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (2 điểm)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 9 Ngày kiểm tra:3/11/2023 ĐỀ DỰ PHÒNG (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN 1 (6,5 điểm): Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) Câu 1. Những câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu vị trí của đoạn thơ trên. Câu 2. Trong 4 câu thơ tiếp theo đoạn thơ trên, tác giả có sử dụng một thành ngữ. Tìm và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó. Theo em, việc tác giả sử dụng thành ngữ đó góp phần cho ta thấy vẻ đẹp nào của nhân vật Thúy Kiều? Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ một trợ từ và lời dẫn trực tiếp). Câu 4. “Truyện Kiều” còn có tên khác là “Đoạn trường tân thanh” có thể hiểu là “tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột”. Em hãy kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng là “tiếng kêu mới” về số phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nêu tên tác giả. PHẦN 2 (3,5 điểm): Trong bài thơ Nói với em, nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nguồn: www.thivien.net) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu có trong bài thơ và nêu tác dụng. Câu 3. Từ nội dung bài thơ trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng một trang giấy thi) về trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,5 điểm); 3 (3,5 điểm); 4 (0,5 điểm) Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (2 điểm)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 9 MÃ ĐỀ: NV901 Phần Câu Nội dung Điểm * Nhân vật “chàng” và “nàng” trong đoạn trích: - “chàng”: Trương Sinh. 0.25 1 - “nàng”: Vũ Nương. 0.25 1.0 điểm * Sự việc: Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng trở về 0.25 nói lời cảm tạ rồi từ biệt. * Vị trí: kết thúc truyện. 0.25 * Một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: 0.5 - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. 2 * Lời dẫn trực tiếp đó cho thấy những vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật 1.5 điểm là: - Trọng tình nghĩa 0.5 - Nhân hậu, vị tha 0.5 * Hình thức I - Đảm bảo dung lượng (khoảng 12 câu), diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng 0.5 chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; - Trình bày đoạn văn theo đúng phép lập luận diễn dịch; 0.5 - Sử dụng đúng, gạch chân và chú thích rõ lời dẫn gián tiếp và một câu 0.5 ghép. 3 * Nội dung: HS biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín 3.5 điểm hiệu nghệ thuật (từ ngữ; hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật; biện pháp tu từ; ) để làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Vũ Nương là người vợ thủy chung. 0.5 - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. 0.5 - Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con. 0.5 * Nghệ thuật: ngôi kể thứ 3, nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua 0.5 hành động, lời nói, 4 HS nêu được một trong những phương án sau: 0.5 0.5 điểm - Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) 1 - Kiểu câu theo cấu tạo: câu ghép 0.5 0.5 điểm - HS nêu được cách hiểu về định lý “một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa”: + nêu lên một quy luật tự nhiên: khi sẻ chia ánh lửa sẽ tạo ra nhiều ánh 0.5 2 lửa khác; II 1.0 điểm + Khẳng định một định lý cuộc sống: sự sẻ chia giữa con người với 0.5 con người sẽ có giá trị lan tỏa tình yêu thương ấm áp và những giá trị tốt đẹp, từ đó, ca ngợi ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. * Hình thức 3 - Đảm bảo hình thức đoạn văn; 0.25 2.0 điểm 0.25
- - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; rõ ý; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Nội dung: Đoạn văn cơ bản đạt được các ý sau: - Giải thích: Sẻ chia là việc san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa 0.25 dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống - Biểu hiện: quan tâm, giúp đỡ, động viên, 0.25 - Vai trò: Sẻ chia thể hiện tinh thần nhân đạo giữa con người với con 0.5 người. Bản thân cảm thấy thanh thản, có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng - Bàn luận: Trong xã hội còn có một số người ích kỉ, vô cảm, những người này cần đáng lên án, phê phán. 0.25 - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân 0.25 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Hà Thị Mai Hoa
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 9 MÃ ĐỀ: NV902 Phần Câu Nội dung Điểm - Văn bản: “Chị em Thúy Kiều” 0.25 1 - Tác giả: Nguyễn Du 0.25 1 điểm - Vị trí của đoạn trích: phần 1 - Gặp gỡ và đính ước trong tác phẩm 0.5 “Truyện Kiều” 2 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa. 0.25 1.5 điểm - Hình ảnh nhân hoá: “mây thua”, “tuyết nhường”. 0.25 - Tác dụng: + Gợi lên vẻ đẹp dịu dàng, hòa hợp với thiên nhiên của Thúy 0.5 Vân, từ đó, ngầm dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng. + Bộc lộ tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du 0.5 và thái độ trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp của người phụ nữ. * Hình thức I - Đảm bảo dung lượng (khoảng 12 câu), diễn đạt mạch lạc, rõ ý, 0.5 đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; - Trình bày đoạn văn theo đúng phép lập luận diễn dịch; 0.5 - Sử dụng đúng, gạch chân và chú thích rõ một trợ từ và câu bị 0.5 3 động. 3.5 điểm * Nội dung: HS biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các 0.5 tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ, ) để làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của Thuý Vân 1.25 - Ngầm dự báo cuộc đời hạnh phúc, êm đềm, không sóng gió của 0.25 nàng. 4 HS nêu được một trong những văn bản sau: 0.5 0.5 điểm - Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 1 PTBĐ chính: tự sự 0.5 0.5 điểm - "Viết lên cát": những việc xấu, những điều tiêu cực sẽ phai nhạt 0.5 2 dần theo thời gian. 1.0 điểm - "Khắc lên đá": những điều tốt đẹp, những sự giúp đỡ, sẻ chia sẽ 0.5 II được khắc sâu ghi nhớ, không bao giờ bị xóa mờ đi. * Hình thức 3 - Đảm bảo hình thức đoạn văn; 0.25 2.0 điểm - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ; diễn 0.25 đạt mạch lạc; rõ ý; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
- * Nội dung: Đoạn văn cơ bản đạt được các ý sau: - Giải thích: Khoan dung là biết rộng lượng, biết tha thứ, bỏ qua 0.25 cho những sai lầm thiếu sót của người khác. - Biểu hiện: người khoan dung là người biết tha thứ, bỏ qua cho 0.25 những sai lầm, thiếu sót của người khác, biết chấp nhận những sai phạm của người khác, giúp họ đứng lên sau vấp ngã - Ý nghĩa: Giúp ta sống thanh thản hơn, giúp mối quan hệ giữa 0.5 con người với con người trở nên thân thiết, gần gũi, tốt đẹp, xua tan đi mọi mâu thuẫn, hận thù, cảm hoá được những người đã phạm lỗi lầm, sai trái - Bàn luận mở rộng vấn đề 0.25 - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động 0.25 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Hà Thị Mai Hoa
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 9 ĐỀ DỰ PHÒNG Phần Câu Nội dung Điểm - Văn bản: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 0.25 1 - Tác giả: Nguyễn Du 0.25 1 điểm - Vị trí của đoạn trích: phần 2 – Gia biến và lưu lạc của tác phẩm 0.5 “Truyện Kiều”. 2 - Thành ngữ: “quạt nồng ấp lạnh”. 0.5 1.5 điểm - Giải nghĩa: mùa hè nóng nực, quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông giá 0.5 lạnh, ủ ấm chỗ nằm trước khi cha mẹ ngủ. - Từ đó gợi lên vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: tấm lòng hiếu thảo. 0.5 * Hình thức - Đảm bảo dung lượng (khoảng 12 câu), diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng 0.5 chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; - Trình bày đoạn văn theo đúng phép lập luận diễn dịch; 0.5 I - Sử dụng đúng, gạch chân và chú thích rõ một trợ từ và lời dẫn trực 0.5 3 tiếp. 3.5 điểm * Nội dung: HS biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín 0.5 hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ) để làm - Nỗi nhớ chàng Kim Trọng trong sự đớn đau, day dứt, dằn vặt, vò xé 1.0 tâm can Thúy Kiều. - Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Thúy Kiều. 0.5 4 HS nêu được một trong những văn bản sau: 0.5 0,5 điểm - Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) - Văn bản: Tức nước vỡ bờ (trích “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) 1 PTBĐ chính: Biểu cảm 0.5 0.5 điểm Chỉ ra được biện pháp tu từ chủ yếu có trong bài thơ và nêu tác dụng: - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (nếu nhắm mắt) - Tác dụng: 0.25 + Tạo sự liệt kê theo mạch cảm xúc, tạo nhịp điệu cho thơ; 2 + Tác giả muốn nhấn mạnh lời nhắc nhở: Hãy lắng nghe, hãy hồi tưởng 0.25 1 điểm để suy nghĩ; chúng ta càng thấy xung quanh mình có nhiều điều kì diệu 0.25 II trong cuộc sống. Đó là cái đẹp từ thiên nhiên, lòng nhân hậu bao dung và công lao trời biển của cha mẹ. + Qua đó, ta thấy được trí tưởng tượng phong phú, tình yêu thiên nhiên 0.25 và tình cảm yêu thương gia đình của tác giả Vũ Quần Phương. * Hình thức 3 - Đảm bảo hình thức đoạn văn; 0.25 2.0 điểm - Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ; diễn đạt 0.25 mạch lạc; rõ ý; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
- * Nội dung: Đoạn văn có thể theo gợi ý sau. - Giải thích: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ chính là việc mỗi 0.25 người sống có hiếu với cha mẹ mình và có những hành động đền ơn đáp nghĩa đối với họ. - Biểu hiện: Yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách 0.25 học hành chăm chỉ, lễ phép, để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ (dẫn chứng). - Ý nghĩa: Làm tròn bổn phận của một người làm con, thể hiện lòng 0.5 hiếu thảo với bố mẹ, giữ gìn và làm đẹp thêm truyền thống đạo hiếu, sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta, - Bàn luận: Trong cuộc sống còn một số người có hành động ngược 0.25 đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình, những người này đáng lên án, phê phán. - Liên hệ bản thân 0.25 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Hà Thị Mai Hoa