Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Vũ Ngọc Anh (Có đáp án)

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế giới ảo như mạng xã hội đối với giới trẻ như một chất gây nghiện. Nếu người trẻ lao vào mù quáng như những con thiêu thân mà không chuẩn bị cho mình bất cứ hành trang gì để đối phó với những mặt tốt xấu do thế giới ảo mang tới rất có thể họ sẽ vấp phải những hệ lụy khôn lường. Không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi tâm sinh lí, thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.

Các trang mạng xã hội như con dao hai lưỡi ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Thường thì khi gặp những khó khăn trong cuộc sống thường nhật rất nhiều người lui vào thế giới ảo đề trốn thoát chứ không còn có thói quen tìm đến người thân để giải tỏa cảm xúc hay đối diện với khó khăn ngoài đời thật như các thế hệ trước. Giới trẻ ngày nay coi thế giới mạng như một thành lũy an toàn chỉ của riêng họ. Ngồi một mình với chiếc máy tính, họ sẽ không phải đối diện với những sự việc trong thực tế, họ tìm thấy sự “thành công” và “thỏa mãn”, được vỗ về, an ủi, xoa dịu từ những người không hề quen biết. Khi đưa thông tin lên mạng xã hội, cá nhân nhận được nhiều sự ủng hộ từ bạn bè thì càng kích thích sự tự mãn mà không hiểu rằng trong sự tung hô ấy phần nhiều là những lời lẽ sáo rỗng, vô trách nhiệm bởi người nói ra không phải đối mặt cảm xúc với bất cứ ai.

Việc lạm dụng mạng xã hội đã vô tình xâm lấn thời gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống khiến các mối quan hệ xã hội trong đời thực suy giảm, mạng xã hội cũng là cầu nối cho tội phạm, nó tác động mạnh đến tâm lí và sự phát triển nhân cách của người trẻ. Sau thế giới ảo là những mối quan hệ xa cách, những tình bạn bị đổ vỡ, là lòng tin không còn. Tất cả rồi cũng trở thành hư vô hết.

(Theo Hương Nguyên, Songmoi.vn, 20/12/2020)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, việc lạm dụng mạng xã hội sẽ gây ra những hệ lụy gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu sau: Không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi tâm sinh lí, thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.

docx 8 trang Quốc Hùng 09/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Vũ Ngọc Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Vũ Ngọc Anh (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9. Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng I. Đọc - Ngữ liệu: Văn - Chỉ ra thể - Khái quát - Bày tỏ ý hiểu bản nhật dụng, loại/ PTBĐ chủ đề/ nội kiến về quan nghị luận/ văn của đoạn dung chính điểm/ tư bản nghệ thuật trích/ngôi kể của đoạn tưởng/ tình - Tiêu chí lựa của đoạn trích hay văn cảm thái độ chọn ngữ liệu trích/ văn bản. của tác giả + 01 đoạn trích/ bản - Hiểu được thể trong văn bản hoàn ý nghĩa của đoạn trích chỉnh chi tiết/ hình văn bản. + Ngữ liệu ngoài ảnh / câu - Rút ra chương trình văn/ câu thơ, thông điệp/ SGK Ngữ văn trong bài học từ bậc THCS đoạn trích/ đoạn trích/ văn bản. văn bản. - Hiểu được tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ ngôi kể/biện pháp tu từ, trong đoạn trích/ văn bản. Tổng Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 2,5 1,0 4,0 Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% II. Làm - Nghị luận về Viết bài văn văn một đoạn thơ/ đoạn trích văn xuôi (Thuộc
  2. chương trình Ngữ văn 9) Tổng Số câu 1 1 Số 6,0 6,0 điểm Tỉ lệ 60% 60% Tổng Số câu 1 2 2 5 cộng Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Vũ Ngọc Anh Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà
  3. TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 (Đề gồm 02 trang) NĂM HỌC: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thế giới ảo như mạng xã hội đối với giới trẻ như một chất gây nghiện. Nếu người trẻ lao vào mù quáng như những con thiêu thân mà không chuẩn bị cho mình bất cứ hành trang gì để đối phó với những mặt tốt xấu do thế giới ảo mang tới rất có thể họ sẽ vấp phải những hệ lụy khôn lường. Không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi tâm sinh lí, thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu. Các trang mạng xã hội như con dao hai lưỡi ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Thường thì khi gặp những khó khăn trong cuộc sống thường nhật rất nhiều người lui vào thế giới ảo đề trốn thoát chứ không còn có thói quen tìm đến người thân để giải tỏa cảm xúc hay đối diện với khó khăn ngoài đời thật như các thế hệ trước. Giới trẻ ngày nay coi thế giới mạng như một thành lũy an toàn chỉ của riêng họ. Ngồi một mình với chiếc máy tính, họ sẽ không phải đối diện với những sự việc trong thực tế, họ tìm thấy sự “thành công” và “thỏa mãn”, được vỗ về, an ủi, xoa dịu từ những người không hề quen biết. Khi đưa thông tin lên mạng xã hội, cá nhân nhận được nhiều sự ủng hộ từ bạn bè thì càng kích thích sự tự mãn mà không hiểu rằng trong sự tung hô ấy phần nhiều là những lời lẽ sáo rỗng, vô trách nhiệm bởi người nói ra không phải đối mặt cảm xúc với bất cứ ai. Việc lạm dụng mạng xã hội đã vô tình xâm lấn thời gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống khiến các mối quan hệ xã hội trong đời thực suy giảm, mạng xã hội cũng là cầu nối cho tội phạm, nó tác động mạnh đến tâm lí và sự phát triển nhân cách của người trẻ. Sau thế giới ảo là những mối quan hệ xa cách, những tình bạn bị đổ vỡ, là lòng tin không còn. Tất cả rồi cũng trở thành hư vô hết. (Theo Hương Nguyên, Songmoi.vn, 20/12/2020) Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, việc lạm dụng mạng xã hội sẽ gây ra những hệ lụy gì? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu sau: Không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi tâm sinh lí, thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.
  4. Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì? Phần II. Làm văn (6,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Viết một bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 128) - Hết đề -
  5. UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn 9. Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút Yêu cầu cần đạt Điểm I. Đọc – hiểu - Theo đoạn trích Việc lạm dụng mạng xã hội đã vô tình xâm lấn thời 0,5 gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống khiến các mối quan hệ xã 1 hội trong đời thực suy giảm, mạng xã hội cũng là cầu nối cho tội phạm, nó tác động mạnh đến tâm lí và sự phát triển nhân cách của người trẻ. 2 - Nội dung: Thực trạng sử dụng mạng xã hội và những hậu quả mà nó 1,0 gây ra cho người trẻ. - Biện pháp tu từ liệt kê: lãng phí về thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng 0,5 đến sức khỏe, thay đổi tâm sinh lí, bỏ đi cả sinh mạng - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, 1,0 3 gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc người nghe. + Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những hệ lụy nghiêm trọng của việc sử dụng mạng xã hội sai cách. + Tác giả thể hiện thái độ lo lắng trước những hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội gây ra. Đồng thời, mong muốn mọi người cần phải xem xét, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả hơn. HS có thể nêu những thông điệp sau: + Chúng ta cần nhận thức được mạng xã hội như con dao hai lưỡi, nếu 1,0 như sử dụng đúng cách sẽ đem lại cho ta tri thức, thông tin bổ ích. Ngược lại, nếu sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ, khiến lối sống trở nên lệch lạc. + Mỗi người cần phải biết sắp xếp thời gian sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí, biết lựa chọn những hội nhóm có nội dung lành mạnh, tích 4 cực. + Các cơ quan chức năng cần thắt chặt, kiểm soát việc sử dụng mạng của giới trẻ một cách khách quan, hiệu quả. + Cần lên án, phê phán những kẻ lạm dụng mạng xã hội thành phương tiện để chống phá Nhà nước, lừa đảo, buôn hàng cấm, + (HS nêu được từ 3 lí do trở lên đạt điểm tối đa) II. Làm văn
  6. * Về hình thức, kĩ năng - Viết đúng bài văn nghị luận về một đoạn trích 0,5 - Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ - Câu chữ viết đúng văn phạm, diễn đạt trôi chảy - Lời văn trong sáng, cảm xúc chân thành, sâu sắc * Về nội dung I. Nêu vấn đề - Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả Chính Hữu và tác phẩm 0,5 Đồng chí - Vấn đề nghị luận: Đoạn thơ đã khắc họa cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. - Trích dẫn đoạn thơ II. Triển khai vấn đề 1. Khái quát - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Sáng tác năm 1948, thời kì đầu 0,25 của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Nêu vị trí của đoạn thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ: nằm ở phần đầu của bài thơ. 2. Cảm nhận: *Luận điểm 1: Người lính cùng chung nhau hoàn cảnh xuất thân: Quê hương anh nước mặn, đồng chua 1,25 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá - Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hai câu thơ đối xứng, hình ảnh sóng đôi quê hương anh và làng tôi giống như một lời tâm tình, thủ thỉ trong cuộc trò chuyện giữa những người lính. - Bằng việc sử dụng tài tình nghệ thuật hoán hụ, thành ngữ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, tác giả đã tái hiện chân thực về làng quê Việt Nam trong tim mỗi người lính. Miền quê anh là vùng ven biển – nơi quanh năm nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất đai vì thế mà khó canh tác, trồng trọt. Còn quê hương tôi – là mảnh đất sỏi đá, khô hạn, bạc màu, mang trong mình nét đặc trưng của vùng trung du, miền núi. - Hai mảnh đất tuy khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, khí hậu nhưng lạ thay lại gặp nhau ở cái nghèo. Sự nghèo khó, cực nhọc ấy cứ dai dẳng, đeo bám lấy mọi ngóc ngách của làng quê, khắc ghi trên gương mặt của con người nơi ấy, trong đó có cả các anh. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp là cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ, tiếp thêm cho họ sức mạnh để sát cánh bên nhau tạo nên những chiến công vĩ đại. *Luận điểm 2: Người lính chung nhau lòng yêu nước, chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu: 1,25
  7. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu. - Hình ảnh đôi người thể hiện sự gắn bó keo sơn, luôn song hành với nhau, có đôi có cặp. Hình ảnh ấy kết hợp với từ xa lạ càng khiến cho câu thơ trở nên thú vị hơn. Mới đây thôi, họ là nhưng người xa lạ đến từ mọi miền Tổ quốc, anh với tôi chẳng hẹn quen nhau, phải chẳng bởi sự ngẫu nhiên, sự trùng hợp? Không! Đó là bởi họ có chung tình yêu Tổ quốc, họ tự nguyện ra đi, quyết tâm cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Đây cũng chính là lí tưởng của bao thế hệ thanh niên thời kì kháng chiến chống Pháp. - Bằng việc sử dụng nghệ thuật tiểu đối, điệp ngữ Súng bên súng, đầu sát bên đầu đã khẳng định sự đồng cảm, gắn bó sâu sắc giữa những người lính. - Đồng thời nó còn mang nghĩa biểu tượng khi tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ súng và đầu: Súng biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ chiến đấu; Đầu biểu tượng cho lí tưởng, chí hướng cao đẹp. Hai hình ảnh thể hiện được sự thống nhất, song song, gắn bó mật thiết giữa lí tưởng và nhiệm vụ chiến đấu của người lính. *Luận điểm 3: Họ còn sát cánh bên nhau, chia sẻ bao gian lao của buổi đầu kháng chiến: 1,25 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, họ còn chung nhau hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Người lính không chỉ thiếu quân trang như quần áo, giày dép, mà ngay cả những nhu yếu phẩm cần có như chăn, gối cũng phải san sẻ với nhau. - Những từ ngữ bên, sát, chung khiến khoảng cách giữa các anh như bị xóa nhòa. Hơn ai hết, họ hiểu và chấp nhận chia sẻ với nhau những thiếu thốn về vật chất, truyền cho nhau hơi ấm nơi núi rừng Việt Bắc âm u, giá lạnh. - Có lẽ bởi vậy mà từ đôi người xa lạ, các anh bỗng trở thành đôi tri kỉ. Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, ngậm đắng nuốt cay cùng bạn. Tác giả đã rất tinh tế khi dùng từ đôi để thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn giữa những người lính. - Không chỉ dừng lại ở đó, Chính Hữu đã nâng tình cảm đó lên một tầm cao mới – tình đồng chí: Đồng chí! + Tác giả cố ý tách hai tiếng đồng chí thành một câu thơ mang dụng ý nghệ thuật vừa tạo sự hài hòa, cân đối, vừa tạo điểm nhấn, khép lại cho cả ý thơ.
  8. + Từ đồng chí với dấu chấm than như một nốt trầm đặc biệt cho cả bản đàn mang nhiều cung bậc cảm xúc. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Lúc này không còn anh với tôi mà chỉ còn lại tình bạn – tình người – tình tri kỉ - tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. 3. Đánh giá: - Đoạn thơ sử dựng thể thơ tự do, những câu thơ đối nhau, hình ảnh thơ sóng đôi, ngôn ngữ thơ giản dị, chắt lọc, gần gũi với lời ăn tiếng nói, sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng, sáng tạo trong việc sử 0,5 dụng thành ngữ dân tộc. Các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ, được sử dụng một cách tinh tế. - Nhà thơ đã tái hiện thành công cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp của những người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, cùng sẻ chia, sát cánh bên nhau giữa khó khăn, gian khổ. III. Kết thúc vấn đề - Khẳng định giá trị của khổ thơ. 0,25 - Liên hệ bản thân. - Sáng tạo: Học sinh có thể liên hệ thơ trong các phần luận điểm, liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài; sử dụng nhận định văn học phù hợp 0,25 với vấn đề nghị luận. *Lưu ý: Giáo viên chấm nên linh hoạt trên cở sở bài làm và sự sáng tạo của học sinh