Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải (Có đáp án)
Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.
Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt”. Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.
Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường”. Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth, yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào về câu văn:Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời?
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hải (Có đáp án)
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) * Ma trận đề kiểm tra Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng I. Đọc - Ngữ liệu: Văn - Chỉ ra thể - Khái quát chủ đề/ - Bày tỏ ý kiến về hiểu bản nhật dụng, loại/ PTBĐ nội dung chính của quan điểm/ tư nghị luận/ văn của đoạn đoạn trích hay văn tưởng/ tình cảm bản nghệ thuật trích/ngôi kể bản. thái độ của tác giả - Tiêu chí lựa của đoạn - Hiểu được ý thể trong đoạn chọn ngữ liệu trích/ văn nghĩa của chi tiết/ trích văn bản. + 01 đoạn trích/ bản hình ảnh / câu văn/ - Rút ra thông văn bản hoàn câu thơ, trong điệp/ bài học từ chỉnh đoạn trích/ văn đoạn trích/ văn + Ngữ liệu bản. bản. ngoài chương - Hiểu được tác trình SGK Ngữ dụng/ hiệu quả của văn bậc THCS việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ ngôi kể/biện pháp tu từ, trong đoạn trích/ văn bản. Tổng Số câu 1 2 1 4 Số 0,5 2,5 1,0 4,0 điểm Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% II. Làm - Nghị luận về Viết bài văn văn một đoạn thơ/ đoạn trích văn xuôi (Thuộc chương trình Ngữ văn 9) Số câu 1 1 Số 6,0 6,0 điểm Tỉ lệ 60% 60% Tổng Số câu 1 2 2 5 cộng Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100%
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công. Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt”. Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao. Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường”. Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn) Câu 1 (0,5 điểm). Theo nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth, yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người? Câu 2 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào về câu văn: Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời? Câu 3 (1,5 điểm). Hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, tác giả gửi gắm đến mỗi chúng ta những thông điệp gì?
- Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình đồng chí trong đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2015, trang 128) ===Hết===
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Phần I. ĐỌC HIỂU 4,0 Theo nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth, sự bền bỉ được coi là điều 1 cơ bản làm nên thành công của con người 0,5 Cách hiểu về câu văn: - Nhờ có sự bền bỉ nhiều phát minh to lớn, quan trọng của nhân loại đã ra đời. 2 - Bền bỉ, kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được 1,0 thành công. * Lưu ý: Học sinh chỉ nêu được 1 ý cho 0,5 điểm. - Biện pháp tu từ liệt kê: Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, 0,5 Tarzan, Doraemon - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu văn; làm cho cách diễn đạt cụ thể, sinh động; gây ấn tượng với người đọc, người nghe; cách lập luận logic, chặt chẽ, tăng sức 0,25 3 thuyết phục. + Diễn tả đầy đủ và sâu sắc hơn tên những nhân vật trong các tác phẩm 0,5 nổi tiếng được tạo nên nhờ những con người kiên trì cống hiến. Từ đó, làm nổi bật giá trị của ý chí, của sự kiên trì. + Thể hiện thái độ tác giả: ca ngợi, đề cao ý chí, sự kiên trì; mong 0,25 muốn mọi người rèn luyện ý chí, sự kiên trì trong cuộc sống. Những thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn trích: - Kiên trì là một phẩm chất đáng quý, cần thiết với con người. - Muốn thành công thì cần phải bền bỉ, kiên trì cố gắng. - Sự kiên trì đã tạo ra nhiều thành quả giá trị với nhân loại. - Cần trân trọng, học hỏi những người có phẩm chất kiên trì. - Hãy kiên trì, nỗ lực trong học tập và cuộc sống. * Lưu ý: - Học sinh trả lời được ba trong số các thông điệp trên: cho điểm tối 4 đa. 1,0 - Học sinh trả lời được ba trong số các thông điệp trên: cho 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được hai trong số các bài học trên: cho 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được một trong số các bài học trên: cho 0,25 điểm. - Học sinh có thể có cách diễn đạt riêng hoặc đưa ra các thông điệp khác: giáo viên linh động chấm điểm dựa trên sự hợp lý, thuyết phục của câu trả lời.
- Phần II. LÀM VĂN 6,0 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 1. Yêu cầu hình thức, kĩ năng - Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, hệ thống luận điểm mạch lạc, kết hợp hài hòa các thao tác lập luận, bố cục đủ ba phần. 0,5 - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu nội dung, kiến thức Học sinh có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 2.1. Nêu vấn đề nghị luận vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp (trích dẫn đoạn thơ). 0,5 2.2. Triển khai vấn đề nghị luận: a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí 0,5 - Hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ - Vị trí khổ thơ: Nằm ở phần thứ hai của bài thơ b. Cảm nhận Vẻ đẹp tình đồng chí của người lính cụ Hồ trong đoạn thơ được biểu hiện qua b.1. Sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và tâm tư của nhau Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - Câu thơ là lời giãi bày của tôi về hoàn cảnh của anh cũng là của chung những người lính. Cùng là người nông dân mặc áo lính, xa gia đình, xa quê hương nên họ dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm của nhau. Giọng điệu chậm rãi cùng tình cảm thiết tha khiến câu thơ lắng sâu vào trong nỗi nhớ. - Các hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa được tác giả Chính Hữu khéo léo đưa vào trong bài thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi 1,25 những điều gần gũi, thân thương, gắn liền với làng quê yêu dấu. Gần gũi thân thương là thế nhưng họ lại sẵn sàng bỏ lại tất cả lên đường chiến đấu. Chí khí, nỗi niềm của người ra đi vì nghĩa lớn được thể hiện qua từ mặc kệ. Hai từ mặc kệ thốt lên đầy khảng khái làm toát lên sự kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi mục đích đã rõ ràng, lí tưởng đã lựa chọn. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng những người lính nông dân hiền lành chân thật ấy vẫn nặng lòng với quê hương. - giếng nước gốc đa nhớ người ra lính biện pháp tu từ nhân hóa và hoán dụ đã tạo ra vẻ đẹp bất ngờ cho hình ảnh quen thuộc đồng thời làm cho câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. + Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh biểu tượng của quê hương.
- + Hình ảnh nhân hóa “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” – tái hiện hình ảnh của những người thân đang chờ mong, trông ngóng những lính trở về. Hình ảnh này hiện lên thật rõ trong tâm tưởng, trong nỗi nhớ của người đi xa. + Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương? Tác giả đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. => Ba câu thơ với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này, Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh không mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương, đất nước. b.2. Tình đồng chí không chỉ là thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm của nhau mà còn thể hiện ở sự đồng cam, cộng khổ, sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: - Bằng cái nhìn hiện thực Chính Hữu ghi lại một cách cụ thể, chân thực, sinh động về cuộc đời đi chiến đấu của những người lính ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. + Bệnh tật hoành hành, có khi sốt run người, có khi vừng trán ướt mồ hôi. + Cái thiếu thốn về vật chất: Người lính hiện lên lam lũ với áo rách, quần vá, chân không giày. Họ thiếu thốn từ quân lương, quân y đến quân trang, quân dụng. - Nhưng ông viết về hiện thực đó không nhằm kể khổ mà để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí. 1,25 + Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật, cùng thiếu, cùng rách. + Những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau: anh với tôi, áo anh- quần tôi kết hợp với biện pháp liệt kê diễn tả tinh tế sự đồng cam, cộng khổ, sẻ chia giữa người lính. + Đáng chú ý là những người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình. Chữ anh bao giờ cũng xuất hiện trước chữ tôi. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình của người lính. Họ quan tâm đến sự thiếu thốn của bạn để thương bạn như thương mình. Họ cảm nhận được nỗi đau đớn khi bạn ốm, xót xa trước đôi chân trần buốt giá nơi rừng hoang sương muối. b.3. Tình đồng chí đồng đội của những anh vệ quốc quân còn được thể hiện ở tinh thần lạc quan, họ quên mình đi để ở bên nhau, 1,0 truyền cho nhau hơi ấm:
- - Chính tình đồng chí đồng đội đã làm ấm lòng, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, tìm được niềm vui và hạnh phúc. Miệng cười buốt giá là tiếng cười lạc quan, ngạo nghễ vút lên giữa hiện thực của chiến tranh khốc liệt, giúp họ đón nhận tất cả với tư thế tự tin và hoàn toàn chủ động. Nụ cười ấy còn thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, cùng khích lệ nhau vượt qua gian khó. - Tình đồng chí, đồng đội còn được kết tụ trong một hành động thật đẹp Thương nhau tay nắm lấy bàn tay là một biểu tượng thật giản dị mà cao đẹp về tình đồng chí đồng đội. + Cái nắm tay vừa là một hành động cụ thể chỉ tình thân ái, vừa là sự kết tinh thể hiện sự sẻ chia thầm lặng, sự cảm thông yêu thương đến tột cùng + Cái bắt tay truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng để họ vượt qua mọi gian lao. Cái nắm tay âm thầm, lặng lẽ nhưng hơi ấm của nó có sức lan tỏa đến tận trái tim và cả lòng người. Hơi ấm của nó đủ xóa tan mọi giá lạnh của đêm sương, trở thành điểm tựa, thành nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao, kì diệu. -> Tình đồng chí đã tạo nên một sức mạnh phi thường. * Liên hệ: Với nụ cười ha ha, cái bắt tay của những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. c. Đánh giá - Thể thơ tự do, khổ thơ có những câu dài, ngắn đan xen linh hoạt; hình 0,25 ảnh, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi; giọng thơ tâm tình, thiết tha. - Khổ thơ giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh kì diệu của tình đồng chí đồng đội giản dị mà thiêng liêng của người lính Cụ Hồ. Tình 0,25 đồng chí là một trong những sức mạnh để các anh làm nên chiến thắng. Khổ thơ có một vị trí đặc biệt quan trọng, làm nên thành công của bài thơ, đưa Đồng chí trở thành một trong những tác phẩm hay viết về đề 0,25 tài người lính. 3. Sáng tạo - Liên hệ tới hoàn cảnh lịch sử, xã hội gắn với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; liên hệ với tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả; sử dụng nhận định văn học phù hợp với vấn đề nghị luận. 0,25 * Lưu ý: Học sinh trình bày được một trong ba yêu cầu trên: cho điểm tối đa. NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Thị Hải Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà