Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đức Oánh (Có đáp án)
Phần I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày 7-10-2020,do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền Trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11.10), bão số 7 (ngày 13.10), khiến các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa... Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
(Chung sức, đồng lòng hướng về Miền Trung - Báo nhân dân)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng như thế nào sau khi phải hứng chịu mưa lớn, các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11.10), bão số 7 (ngày 13.10)?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn: Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa …
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Lí do em lựa chọn thông điệp đó.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đức Oánh (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút Năm học 2022-2023 Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số - Ngữ liệu: văn bản - Nhận diện - Khái quát - Bày tỏ ý truyện, văn bản thơ, thểloại/phương chủ đề/nội kiến về quan văn bản nghị luận thức biểu dung chính của điểm/ tư tưởng/ đạt/ngôi kể đoạn trích/ văn tình cảm/ thái - Tiêu chí lựa chọn ngữ của đoạn bản. độ của tác giả liệu: trích/văn bản. - Hiểu được ý thể hiện trong nghĩa của chi đoạn trích/ văn + 01 đoạn trích/ văn tiết/ hình ảnh/ bản bản hoàn chỉnh. câu văn/câu Rút ra thông thơ, trong điệp/ bài học từ + Nguồn ngữ liệu đoạn trích/ văn đoạn trích/ văn ngoài chương trình bản. bản. SGK Ngữ văn bậc Hiểu được tác THCS. dụng/ hiệu quả của việc sử dụng thể loại/ I. Đọc hiểu (4,0 điểm) phương thức biểu đạt/ ngôi kể/biện pháp tu từ trong đoạn trích/ văn bản. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 2,5 1,0 4,0 Tổng Tỉ lệ 5% 25% 10% 40% Nghị luận văn học - Nghị luận về một Viết bài văn đoạn thơ/ một đoạn trích văn xuôi. Lưu ý: Đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi trích trong văn bản thuộc II. Làm văn (6,0 điểm) chương trình Ngữ văn 9 tập 1 (từ tuần 1 đến tuần 8 theo CTNT). Số câu 1 1
- Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số Số điểm 6,0 6,0 Tổng Tỉ lệ 60% 60% Số câu 1 2 2 5 Số điểm 0,5 2,5 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% Tổng cộng NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Đức Oánh Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023
- Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút Phần I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày 7-10-2020,do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền Trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11.10), bão số 7 (ngày 13.10), khiến các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa. (Chung sức, đồng lòng hướng về Miền Trung - Báo nhân dân) Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng như thế nào sau khi phải hứng chịu mưa lớn, các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11.10), bão số 7 (ngày 13.10)? Câu 2 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn: Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa. Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Lí do em lựa chọn thông điệp đó. Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1(6 điểm). Viết một bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghẻo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 128) - Hết đề - UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn 9. Năm học 2022 - 2023
- Thời gian: 90 phút Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Phần I. ĐỌC-HIỂU 4,0 - Theo đoạn trích, sau khi phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 0,5 1 6 (ngày 11.10), bão số 7 (ngày 13.10) các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. * Ý nghĩa của câu văn: 1,0 - Hiểu về hậu quả vô cùng nghiệt ngã và khó lường của thiên tai đối với người dân vùng lũ 2 - Cần có sự cảm thông thấu hiểu chia sẻ bớt khó khăn đối với người dân vùng lũ * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương; học sinh chỉ nêu được một trong hai ý trên: cho 0,5 điểm. * Biện pháp tu từ liệt kê: Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao chết 0,5 người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa * Hiệu quả nghệ thuật: 1,0 3 - Giúp cho sự diễn đạt sinh động, cụ thể, tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc, người nghe; tạo nhịp điệu cho câu văn. - Diễn tả đầy đủ, cụ thể những thiệt hại nặng nề mà thiên tai gây ra, qua đó làm nổi bật nỗi khổ của người dân vùng lũ. - Bày tỏ sự thấu hiểu, thông cảm của người viết, từ đó hướng người đọc đến sự yêu thương sẻ chia với những người dân vùng lũ. Học sinh có thể chọn một thông điệp tâm đắc nhất nhưng cần phù hợp với nội dung đoạn trích. Dưới đây là một số gợi ý: 0,25 - Cần cảnh giác với thiên tai 4 - Hãy thấu hiểu nỗi đau do hậu quả ghê gớm của thiên tai gây ra - Cần chia sẻ sâu sắc với những người dân vùng bị thiên tai - * Học sinh lí giải hợp lý, thuyết phục. 0,75 - Phần II. LÀM VĂN 6,0 Điểm Yêu cầu cần đạt 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Viết đúng bài văn nghị luận về một đoạn trích thơ, hệ thống luận 0,5 điểm rõ ràng, kết hợp hài hòa các thao tác lập luận, bố cục đủ ba phần. 1 - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Học sinh có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 2.1. Nêu vấn đề nghị luận 0,5
- - Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp (Trích dẫn đoạn thơ) 2.2. Triển khai vấn đề nghị luận. 0,25 a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Tác giả Chính Hữu, tác phẩm Đồng chí. - Hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ. - Vị trí, nội dung của đoạn trích. b. Cảm nhận cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính: b.1. Chung nhau hoàn cảnh xuất thân 1,25 Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá - Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hai câu thơ đối xứng, hình ảnh sóng đôi “quê hương anh” và “làng tôi” giống như một lời tâm tình, thủ thỉ trong cuộc trò chuyện giữa những người lính. - Bằng việc sử dụng tài tình nghệ thuật hoán hụ, thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, tác giả đã tái hiện chân thực về làng quê Việt Nam trong tim mỗi người lính. Miền quê “anh” là vùng ven biển – nơi quanh năm nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất đai vì thế mà khó canh tác, trồng trọt. Còn quê hương “tôi” – là mảnh đất “sỏi đá”, khô hạn, bạc màu, mang trong mình nét đặc trưng của vùng trung du, miền núi. - Hai mảnh đất tuy khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, khí hậu nhưng lạ thay lại gặp nhau ở cái “nghèo”. Sự nghèo khó, cực nhọc ấy cứ dai dẳng, đeo bám lấy mọi ngóc ngách của làng quê, khắc ghi trên gương mặt của con người nơi ấy, trong đó có cả các anh. - Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp là cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ, tiếp thêm cho họ sức mạnh để sát cánh bên nhau tạo nên những chiến công vĩ đại. b.2. Chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu. 1,25 Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu. - Hình ảnh “đôi người” thể hiện sự gắn bó keo sơn, luôn song hành với nhau, có đôi có cặp. Hình ảnh ấy kết hợp với từ “xa lạ” càng khiến cho câu thơ trở nên thú vị hơn. Mới đây thôi, họ là nhưng người xa lạ đến từ mọi miền Tổ quốc, “anh” với “tôi” “chẳng hẹn quen nhau” phải chẳng bởi sự ngẫu nhiên, sự trùng hợp? Không! Đó là bởi họ có chung tình yêu Tổ quốc, họ tự nguyện ra đi, quyết tâm cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Đây cũng chính là lí tưởng của bao thế hệ thanh niên thời kì kháng chiến chống Pháp. - Bằng việc sử dụng nghệ thuật tiểu đối, điệp ngữ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã khẳng định sự đồng cảm, gắn bó sâu sắc giữa những người lính. - Đồng thời nó còn mang nghĩa biểu tượng khi tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ “súng” và “đầu”: Súng biểu tượng cho chiến tranh,
- cho nhiệm vụ chiến đấu; Đầu biểu tượng cho lí tưởng, chí hướng cao đẹp. Hai hình ảnh thể hiện được sự thống nhất, song song, gắn bó mật thiết giữa lí tưởng và nhiệm vụ chiến đấu của người lính. b.3. Sát cánh bên nhau, chia sẻ bao gian lao của buổi đầu kháng 1,25 chiến: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, họ còn chung nhau hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Người lính không chỉ thiếu quân trang như quần áo, giày dép, mà ngay cả những nhu yêu phẩm cần có như chăn, gối cũng phải san sẻ với nhau. - Những từ ngữ “bên”, “sát”, “chung” khiến khoảng cách giữa các anh như bị xóa nhòa. Hơn ai hết, họ hiểu và chấp nhận chia sẻ với nhau những thiếu thốn về vật chất, truyền cho nhau hơi ấm nơi núi rừng Việt Bắc âm u, giá lạnh. - Có lẽ bởi vậy mà từ “đôi người xa lạ”, các anh bỗng trở thành “đôi tri kỉ”. “Tri kỉ” là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bui, ngậm đắng nuốt cay cùng bạn. Tác giả đã rất tinh tế khi dùng từ “đôi” để thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn giữa những người lính. - Không chỉ dừng lại ở đó, Chính Hữu đã nâng tình cảm đó lên một tầm cao mới – tình đồng chí: Đồng chí! + Tác giả cố ý tách hai tiếng đồng chí thành một câu thơ mang dụng ý nghệ thuật vừa tạo sự hài hòa, cân đối, vừa tạo điểm nhấn, khép lại cho cả ý thơ. + Từ đồng chí với dấu chấm than như một nốt trầm đặc biệt cho cả bản đàn mang nhiều cung bậc cảm xúc. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Lúc này không còn “anh” với “tôi” mà chỉ còn lại tình bạn – tình người – tình tri kỉ - tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. c. Đánh giá: 0,25 - Đoạn thơ sử dựng thể thơ tự do, những câu thơ đối nhau, hình ảnh thơ sóng đôi, ngôn ngữ thơ giản dị, chắt lọc, gần gũi với lời ăn tiếng nói, sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng, sáng tạo trong việc sử dụng thành ngữ dân tộc. Các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ, được sử dụng một cách tinh tế. - Nhà thơ đã tái hiện thành công cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp của những người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, cùng sẻ chia, sát cánh bên nhau giữa khó khăn, gian khổ. 3. Kết thúc vấn đề nghị luận: 0,5 - Khẳng định giá trị của khổ thơ. - Liên hệ - Sáng tạo về mặt nội dung: Liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài,nét 0,25 Sáng tạo riêng trong phong cách sáng tác.
- - Sáng tạo về hình thức: Mở bài, kết bài, tổ chức bài viết. - Hết -