Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Phần I. 6.0 điểm

Cho câu thơ sau: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”

Câu 1. (1.0 đ)  Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 8 câu.

Câu 2. (0,5 đ) Giải nghĩa từ: chén đồng, tấm son

Câu 3. (0,5 đ) Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?

Câu 4: (1,0 đ) Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn trích đó có hợp lí không? Vì sao?

Câu 5. (3,0 đ) Viết 1 đoạn văn từ 12 – 15 câu theo cách lập luận quy nạp, nội dung phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có dùng 1 câu ghép, 1 trợ từ. Gạch chân và chú thích.

Phần I. 4.0 điểm

   Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

    “Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, còn người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba thì bình an vô sự. Thực ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt.

     Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh hơn quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú lại, thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại bình yên vô sự.

      Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.”

Câu 1: (0,5 đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: (0,5 đ) Phân tích cấu trúc ngữ pháp cho câu văn sau. Cho biết câu thuộc loại câu gì?

docx 2 trang Phương Ngọc 27/03/2023 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 9 Phần I. 6.0 điểm Cho câu thơ sau: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1. (1.0 đ) Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 8 câu. Câu 2. (0,5 đ) Giải nghĩa từ: chén đồng, tấm son Câu 3. (0,5 đ) Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Câu 4: (1,0 đ) Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn trích đó có hợp lí không? Vì sao? Câu 5. (3,0 đ) Viết 1 đoạn văn từ 12 – 15 câu theo cách lập luận quy nạp, nội dung phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có dùng 1 câu ghép, 1 trợ từ. Gạch chân và chú thích. Phần I. 4.0 điểm Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, còn người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba thì bình an vô sự. Thực ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt. Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh hơn quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú lại, thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại bình yên vô sự. Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.” Câu 1: (0,5 đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2: (0,5 đ) Phân tích cấu trúc ngữ pháp cho câu văn sau. Cho biết câu thuộc loại câu gì? “Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, còn người đi tay không.” Câu 3: (1,0 đ) Theo em, vì sao người không có gậy, không có ô lại bình yên vô sự? Câu 4 (2,0 đ) Từ bài học rút ra trong câu chuyện trên, em hãy viết bài văn khoảng 2/3 trang trình bày suy nghĩ của em về tính cẩn thận của chúng ta trong cuộc sống?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 0,5 đ Câu 2 “Ba người /ra khỏi nhà, một người /mang ô, CN VN CN VN 0,5đ một người /mang gậy chống, còn người /đi tay không" CN VN CN VN Câu ghép Câu 3 Người không có gậy, không có ô lại bình yên vô sự vì người đó luôn 1 đ cẩn thận, không chủ quan, biết khắc phục những điểm yếu của mình. Câu 4 * HT: Bài văn nghị luận, đảm bảo đúng thể thức. 0,5đ * ND : 1,5đ - HS xác định đúng vấn đề nghị luận: Tính cẩn thận trong cuộc sống. - HS đảm bảo các ý sau: + Giới thiệu tính cẩn thận là cần thiết, giúp con người dễ dàng đi đến thành công + Giải thích : Thế nào là tính cẩn thận? (Cẩn thận là sự thận trọng trong công việc, trong cuộc sống để tránh gây ra những sai xót. Cẩn thận chính là đức tính tốt đẹp, thể hiện con người sáng suốt, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác .) + Biểu hiện: Thận trọng trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống. + Cẩn thận là đức tính cần thiết, một người cẩn thận luôn ăn nói thận trọng, lịch sự, cư xử đúng mực với mọi người; là HS cần rèn luyện đức tính cẩn thận * Lưu ý: Tùy theo cách lập luận của HS để cho điểm.