Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Anh (Có đáp án)

Câu 1.Người biết tự chủ là người như thế nào?

A. Là người biết làm chủ công việc, xây dựng được kế hoạch làm việc một cách khoa học.

B. Là người biết làm chủ bản thân và xử lý mọi tình huống một cách nhanh gọn.

C. Là người biết làm chủ hành vi, suy nghĩ và tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh.

D. Là người có thể làm chủ được bản thân và làm chủ được mọi người trong mọi hoàn cảnh.

Câu 2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp con người dễ dàng kiếm được nhiều tiền.

B. Giúp con người có được vị trí cao trong xã hội.

C. Giúp con người có nhiều lựa chọn trong cuộc sống.

D. Giúp con người đứng vững trước khó khăn thử thách.

Câu 3.Thế nào là chí công vô tư?

A. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.

B. Là giải quyết công việc theo mong muốn của người khác, giải quyết công việc theo ý kiến của mọi người.

C. Là xuất phát từ lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích chung, giải quyết công việc theo cảm tính của bản thân.

D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải; xuất phát từ lợi ích cá nhân.

Câu 4.Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho mọi người nhanh thăng tiến trong công việc.

B. Giúp cho mọi người nhận được sự tin cậy và kính trọng.

C. Giúp cho mọi người nhanh chóng đạt được những gì mình mong muốn.

D. Giúp cho mọi người có được nhiều mối quan hệ có lợi cho bản thân.

Câu 5. Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là gì?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Câu 6. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính tự chủ?

A. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân .

B. Luôn nóng nảy trong giao tiếp, không lắng nghe người khác.

C. Không chịu tiếp thu sự đóng góp của người khác.

D. Luôn nóng nảy, vội vàng trong suy nghĩ, hành động.

docx 7 trang Quốc Hùng 09/07/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan Anh (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – TRỰC TUYẾN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Môn: Giáo dục công dân lớp 9 Ngày kiểm tra: 26/10/2021 Thời gian: 45 phút ĐỀ BÀI Học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất của các các câu hỏi sau Câu 1.Người biết tự chủ là người như thế nào? A. Là người biết làm chủ công việc, xây dựng được kế hoạch làm việc một cách khoa học. B. Là người biết làm chủ bản thân và xử lý mọi tình huống một cách nhanh gọn. C. Là người biết làm chủ hành vi, suy nghĩ và tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh. D. Là người có thể làm chủ được bản thân và làm chủ được mọi người trong mọi hoàn cảnh. Câu 2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp con người dễ dàng kiếm được nhiều tiền. B. Giúp con người có được vị trí cao trong xã hội. C. Giúp con người có nhiều lựa chọn trong cuộc sống. D. Giúp con người đứng vững trước khó khăn thử thách. Câu 3.Thế nào là chí công vô tư? A. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải. B. Là giải quyết công việc theo mong muốn của người khác, giải quyết công việc theo ý kiến của mọi người. C. Là xuất phát từ lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích chung, giải quyết công việc theo cảm tính của bản thân. D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải; xuất phát từ lợi ích cá nhân. Câu 4.Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho mọi người nhanh thăng tiến trong công việc. B. Giúp cho mọi người nhận được sự tin cậy và kính trọng. C. Giúp cho mọi người nhanh chóng đạt được những gì mình mong muốn. D. Giúp cho mọi người có được nhiều mối quan hệ có lợi cho bản thân. Câu 5. Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là gì? A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính Chí công vô tư. Câu 6. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính tự chủ? A. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân . B. Luôn nóng nảy trong giao tiếp, không lắng nghe người khác. C. Không chịu tiếp thu sự đóng góp của người khác. D. Luôn nóng nảy, vội vàng trong suy nghĩ, hành động. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Vội vàng quyết định mọi việc. B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn. D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.
  2. Câu 8: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ. B. Thắng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên. Câu 9: Thế nào là năng động sáng tạo? A. Là tôn trọng những người có cùng dòng máu với mình. B. Là sự đánh giá đúng mức coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác. C. Là sự đánh giá mối quan hệ xã giao giữa hai hoặc nhiều người. D. Là sự say mê, tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống. Câu 10: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về hình thức và nội dung trong một thời gian nhất định. B. Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế thấp, phù hợp với thị yếu. C. Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với một bộ phận nhỏ người dân. D. Là tạo ra được nhiều sản phẩm có nội dung và hình thức phong phú, không trùng lặp. Câu 11: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển về nhân cách của mỗi cá nhân. B. Góp phần hình thành những đức tính quý báu của con người. C. Góp phần định hình cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị. D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát. Câu 13: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. B. Gặp việc khó không giải quyết được thì thôi không cần suy nghĩ nhiều. C. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. D. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Câu 14: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là gì? A. Năng động, sáng tạo. B. Tích cực, tự giác. C. Cần cù, tự giác. D. Cần cù, chịu khó. Câu 15: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần phải làm gì? A. Học ít, chơi nhiều. B. Thức khuya để học bài. C. Chép bài của bạn. D. Có kế hoạch học tập hợp lí. Câu 16: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là như thế nào?
  3. A. Chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. B. Buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. Dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. Tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 17: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Đứng núi này trông núi nọ. B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Có cứng mới đứng đầu gió. D. Một điều nhịn chín điều lành. Câu 18: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. E là người tự chủ. B. E là người trung thực. C. E là người thật thà. D. E là người khiêm nhường. Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc. B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn. C. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh. D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn. Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh. B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông. D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định. Câu 21.Trong các quan điểm dưới đây, em tán thành với quan điểm nào về chí công vô tư? A. Những người có chức có quyền mới cần chí công vô tư. B. Chí công vô tư phải được thể hiện ở cả lời nói và hành động. C. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư. D. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. Câu 22: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? A. Nam chỉ ghi tên những bạn nói chuyện mà mình không thích. B. Hồng tích cực tham gia hoạt động tập thể khi thấy có lợi cho mình. C. Cô giáo chỉ phê bình và kỷ luật những em hay thắc mắc. D. Lớp trưởng, học sinh vi phạm đều bị kỷ luật. Câu 23: Người chí công vô tư là người luôn sống như thế nào? A. Ích kỉ, hẹp hòi. B. Mánh khoé, vụ lợi. C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy. D. Công bằng, chính trực. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về chí công vô tư? A. Sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân. B. Chí công vô tư không còn phù hợp trong xã hội hiện nay. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cân rèn luyện chí công vô tư. D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
  4. Câu 25: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây? A. Tích cực nâng cao tay nghề. B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ. C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật. D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động. Câu 26: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Chăn nuôi theo mô hình cũ. B. Làm việc vô trách nhiệm. C.Tranh thủ con ngủ chị Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo. D. Sản xuất nông nghiệp theo phương pháp cũ. Câu 27: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào không thể hiện đức tính năng động sáng tạo? A. Luôn sáng tạo và làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo. B. Gặp việc khó tìm mọi cách để giải quyết được thì mới thôi. C. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. D. Khi gặp bài toán khó không giải được thì lên mạng tra đáp án Câu 28: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động? A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ văn. B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán. D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền. Câu 29: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thường phê bình mình. C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. Câu 30: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ? A. Ông D là người Chí công vô tư. B. Ông D là người trung thực. C. Ông D là người thật thà. D. Ông D là người tôn trọng người khác. Câu 31: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình. B. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp. C. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp. D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thể là thiếu tôn trọng bạn. Câu 32: Cô giáo giao bài tập nhóm môn Anh, các bạn trong nhóm rất tích cực làm nhưng B thì không, B đợi các bạn làm xong rồi chép lại coi như mình đã tự làm. Việc làm của B thể hiện điều gì? A. B là người thông minh. B. B là người không tự chủ. C. B là người thẳng thắn. D. B là người nhanh nhẹn.
  5. Câu 33: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. N là người tự chủ. B. N là người trung thực. C. N người thật thà. D. N là người tôn trọng người khác. Câu 34: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện? A. A là người năng động, sáng tạo. B. A là người tích cực. C. A là người sáng tạo. D. A là người cần cù. Câu 35: Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn GDCD Nam thường đem toán ra học. Việc làm của Nam thể hiện hiện điều gì? A. Năng động, sáng tạo. B. Siêng năng, kiên trì. C. Tự giác, sáng tạo. D. Không có chất lượng, hiệu quả. Câu 36: Trong các việc làm sau, việc làm nào thể hiện làm việc không có năng suất, chất lượng hiệu quả? A. Làm việc có kế hoạch chi tiết, cụ thể. B. Làm việc theo mong muốn của người khác. C. Làm việc theo cảm hứng và sở thích . D. Làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên. Câu 37: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào? A. B là người không thật thà. B. B là người không thẳng thắn. C. B là người không tự chủ. D. B là người không tự tin. Câu 38: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người không công bằng. B. Q là người trung thực. C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường. Câu 39: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim, từ đó không chỉ vốn từ tiếng anh được cải thiện mà P còn có kiến thức về lĩnh vực điện ảnh. Việc làm đó thể hiện? A. Việc làm lạc hậu cổ hủ. B. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  6. C. Việc làm thừa thãi. D. Việc làm khoa học, thực tế. Câu 40: Trong giờ học toán, cô giáo giao bài tập cho cả lớp. Vì không làm được nên T đợi P là học sinh giỏi toán làm xong rồi mượn vở để chép. Theo em hành vi của T thể hiện điều gì? A. T là người năng động, sáng tạo. B. T là người thật thà, dũng cảm. C. T là người trung thực. D. T là người thiếu năng động, sáng tạo. Hết
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM GIỮA KÌ I GDCD 9 Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D A B D A B A D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C D A D D A A C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B D D D B D D C C A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B C A A D B C A B D BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) (Đã kí) Đỗ Thị Thu Hương Phạm Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Lan Anh