Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

LÀM VĂN  

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 

Con quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một 
người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy. 

pdf 9 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_2_co_huong_dan.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con biết không, được sống trên đời này quả là món quà vô giá của chúng ta. Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội được đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức những món ăn ngon. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người hay một cô giáo yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải mã những bí ẩn của vũ trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố, trắc trở mà ta từ bỏ ước mơ, từ bỏ cuộc đời này? Dù khó khăn đến mấy, chúng mình hãy kiên cường đi tiếp con nhé. (Tríc Về cái chết, Chúng mình làm bạn con nhé, Phong Điệp, NXB Phụ nữ 2015) Câu 1: Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Câu 2: 1
  2. Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích. II. LÀM VĂN “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 2
  3. Con quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con” (Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I Câu 1 Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Phương pháp: căn cứ bài Thành biệt lập Cách giải: - Thành phần tình thái: Có lẽ Câu 2 Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích? Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Cách giải: - Phép lặp: con Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích Phương pháp: phân tích, tổng hợp. 4
  5. Cách giải: - Điệp ngữ: con - Tác dụng: Nhấn mạnh, sau này trên bước đường đời con sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho sở thích, cho tương lai của mình. Bởi vậy, dù gặp khó khăn cũng phải kiên cường, không được bỏ cuộc. Câu 4 Nêu nội dung chính của đoạn trích. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: - Nội dung: Trong cuộc đời mỗi người sẽ có những công việc khác nhau phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Và vì đừng chút khó khăn mà bỏ cuộc, phải kiên trì để thực hiện ước mơ của mình. Phần II Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. 5
  6. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung - Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980. - Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. 2. Giải thích, Phân tích a. Giải thích nhận định - Tiếng lòng: thế giới nội tâm con người. - Thơ: thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình. - Thơ là tiếng lòng: là sự giãi bày, bộc lộ những rung động, cảm xúc của người làm thơ. => Ý kiến này đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm, là tiếng lòng. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm, tri âm giữa tác giả và bạn đọc, đó chính là vai trò của tiếng nói tâm hồn trong thơ. 6
  7. b. Phân tích - Những phẩm chất cao quý của người đồng mình: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn” + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ. + Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. è Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi. - Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Con quê hương thì làm phong tục + Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn. + Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. 7
  8. è Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó. - Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: + Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. + Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. + So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. + Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. è Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: + “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó. + Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con. 8
  9. - Liên hệ: + Chăm chỉ học tập, để ngày mai xây dựng đất nước + Nghe lời cha mẹ, + 3. Tổng kết - Nội dung: + Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương. + Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả. - Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc. 9