Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu 1. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm (điểm A nằm trên trục chính). Ảnh ảo A’B’ cách thấu kính một khoảng d’ = 8cm. Khoảng cách từ vật AB đến thấu kính là bao nhiêu?

A. 1,5cm. B. 4cm. C. 24cm. D. 20cm.

Câu 2. Một đặc điểm rất quan trọng về cấu tạo của mắt để mắt nhìn rõ vật là:

A. Thể thủy tinh có thể thay đổi được.

B. Màng lưới có thể thay đổi được.

C. Thể thủy tinh không thể thay đổi.

D. Màng lưới và thể thủy tinh đều có thể thay đổi được. Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

D. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. Câu 4. Ảnh của một vật trong mắt có vị trí:

A. nằm sát màng lưới. B. nằm trên màng lưới.

C. nằm sát thể thuỷ tinh. D. nằm trên thể thuỷ tinh.

Câu 5. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 10cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA. Ảnh A'B' của AB cách thấu kính 6cm. Vật AB cao 5cm. Chiều cao của ảnh A’B’ là:

A. 12,5cm. B. 8cm. C. 2cm. D. 80cm

pdf 4 trang Quốc Hùng 04/07/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2023_2024_tr.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023–2024 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN THI: VẬT LÝ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 102 Ngày thi: 17/04/2024 Em hãy tô kín ô tròn ứng với câu trả lời đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm (điểm A nằm trên trục chính). Ảnh ảo A’B’ cách thấu kính một khoảng d’ = 8cm. Khoảng cách từ vật AB đến thấu kính là bao nhiêu? A. 1,5cm. B. 4cm. C. 24cm. D. 20cm. Câu 2. Một đặc điểm rất quan trọng về cấu tạo của mắt để mắt nhìn rõ vật là: A. Thể thủy tinh có thể thay đổi được. B. Màng lưới có thể thay đổi được. C. Thể thủy tinh không thể thay đổi. D. Màng lưới và thể thủy tinh đều có thể thay đổi được. Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết? A. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận. B. Nhìn vật ở điểm cực cận. C. Nhìn vật ở điểm cực viễn. D. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. Câu 4. Ảnh của một vật trong mắt có vị trí: A. nằm sát màng lưới. B. nằm trên màng lưới. C. nằm sát thể thuỷ tinh. D. nằm trên thể thuỷ tinh. Câu 5. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 10cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA. Ảnh A'B' của AB cách thấu kính 6cm. Vật AB cao 5cm. Chiều cao của ảnh A’B’ là: A. 12,5cm. B. 8cm. C. 2cm. D. 80cm. Câu 6. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 2 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ: A. Giảm 4 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 2 lần. Câu 7. Một người đứng cách một tòa nhà 25m ểđ quan sát thì ảnh của nó hiện lên trong mắt cao 0,6 cm. Biết tòa nhà cao 5m. Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). A. 3cm. B. 75cm. C. 1,5cm. D. 0,1cm. Câu 8. Người ta truyền tải một công suất điện 1500kW bằng một đường dây có điện trở 12Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220kV. Công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). A. 557,9W. B. 6694,2W. C. 81,8W. D. 0,6W. Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. B. Nhìn vật ở điểm cực cận. C. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận. D. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. Câu 10. Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 3cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu? A. 2,5cm. B. 12cm. C. 1,2cm. D. 8cm.
  2. Câu 11. Câu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt với máy ảnh? A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh. B. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh. C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh. D. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh. Câu 12. Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f (điểm A nằm trên trục chính). Vật AB cách thấu kính một đoạn d = 24cm. Ảnh A’B’ cách thấu kính một đoạn d’ = 8cm. Tiêu cự f của thấu kính có giá trị bằng: A. 18cm. B. 3cm. C. 12cm. D. 6cm. Câu 13. Chỉ ra ý sai. Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở điểm sau: A. có tiêu cự thay đổi được. B. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật. C. không làm bằng thủy tinh. D. làm bằng chất trong suốt mềm. Câu 14. Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh thật cao gấp 2 lần vật. Ảnh cách vật 27cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu? A. 18cm. B. 13,5cm. C. 54cm. D. 6cm. Câu 15. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều? A. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi. B. Tác dụng từ giảm đi. C. Lực từ đổi chiều. D. Không còn tác dụng từ. Câu 16. Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra: A. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật. B. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật. C. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật. D. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật. Câu 17. Máy phát điện xoay chiều biến đổi: A. Nhiệt năng thành cơ năng B. Cơ năng thành nhiệt năng C. Cơ năng thành điện năng D. Điện năng thành cơ năng Câu 18. Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu: A. Tia tới song song với trục chính. B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. C. Tia tới bất kì. D. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. Câu 19. Khi quan sát một vật cao 3m. Ảnh của vật trên màng lưới mắt có ộđ cao 2cm; khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của mắt là 4,2cm. Khoảng cách vật đến mắt là: A. 6,3m. B. 63cm. C. 630m. D. 6,3cm. Câu 20. Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình dưới đây ? A. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy. B. Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy. C. Miếng nam châm chỉ bi nam châm điện đẩy ra. D. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  3. Câu 21. Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào? A. Sau màng lưới. B. Trước màng lưới. C. Tại màng lưới. D. Ở trên thể thủy tinh. Câu 22. Nhận xét nào sau đây là đúng. Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính. A. Mắt ông Xuân là mắt lão. B. Ông Xuân bị đau mắt đỏ. C. Ông Xuân bị cận thị. D. Mắt ông Xuân còn tốt, không có tật. Câu 23. Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào không là biểu hiện của tật cận thị? A. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. B. Khi đi đường, cần đeo kính để chắn gió. C. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. D. Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân. Câu 24. Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây? A. Một ngôi sao. B. Một con kiến. C. Một con vi trùng. D. Một bức tranh phong cảnh. Câu 25. Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận? A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm. Câu 26. Kính lúp là thấu kính hội tụ có: A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Câu 27. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ? A. Mắt cận, đeo kính hội tụ. B. Mắt lão, đeo kính hội tụ. C. Mắt lão, đeo kính phân kì. D. Mắt cận, đeo kính phân kì. Câu 28. Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8cm. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần? A. Lớn hơn 1,5 lần. B. Nhỏ hơn 1,5 lần. C. Lớn hơn 5 lần. D. Nhỏ hơn 5 lần. Câu 29. Biểu hiện của mắt lão là: A. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. B. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. C. không nhìn rõ các vật ở xa mắt. D. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 30. Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm. B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm. Câu 31. Số ghi trên vành của một kính lúp là 2,5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là: A. f = 10m. B. f = 10cm. C. f = 2,5cm. D. f = 2,5m. Câu 32. Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 4x. Đó là: A. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 6,25cm. B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 4cm. C. Một thấu kính hội tụ có tiêụ cự 4cm. D. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6,25cm.
  4. Câu 33. Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh nhỏ nhất? A. Kính lúp có số bội giác G = 5x. B. Kính lúp có số bội giác G = 6x. C. Kính lúp có số bội giác G = 4x. D. Kính lúp có số bội giác G = 5,5x. Câu 34. Mắt cận có điểm cực cận 10cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, thì người đó: A. Không thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50cm. B. Có thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50cm. C. Chỉ có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 50cm. D. Chỉ có thể nhìn rõ một vật ở khoảng cách nhỏ hơn 10cm. Câu 35. Ai trong số những người dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình? A. Một người thợ chữa đồng hồ. B. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa. C. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng. D. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ. Câu 36. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào? A. Một ảnh thật, cùng chiều vật. B. Một ảnh thật, ngược chiều vật. C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật. D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật. Câu 37. Một người có khả năng nhìn rõ các ậv t nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Mắt người ấy bị: A. Mắc tật lão thị. B. Đau mắt đỏ. C. Không mắc tật gì. D. Mắc tật cận thị Câu 38. Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp đuợc? A. 10cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 15cm. Câu 39. Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu? A. 25cm. B. 50cm. C. 15cm. D. 75cm. Câu 40. Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. 25cm. B. 2cm. C. 50cm. D. 75cm. HẾT