Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

Câu 1: Tính trạng là: 
A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình 
B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. 
C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. 
D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. 
Câu 2: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen có tên gọi là gì ? 
A. Phương pháp lai kinh tế. 
B. Phương pháp tự thụ phấn. 
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. 
D. Phương pháp lai phân tích. 
Câu 3: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai? 
A.Vì khi cho các cặp tính trạng tương phản lai với nhau thì hiệu quả phép lai sẽ cao hơn. 
B. Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con.  
C. Để thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. 
D. Để thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau. 
Câu 4: Ý nghĩa của lai phân tích là gì? 
A. Xác định kiểu gen của các cá thể thuần chủng. 
B. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. 
C. Xác định xem tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. 
D. Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. 
Câu 5: Kiểu gen nào sau đây đồng hợp về 2 cặp gen ?  
A. AABb. 
B. AaBb. 
C. aaBB. 
D. aaBb. 
Câu 6: Chọn các cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ 
khác nhau về … cặp tính trạng thuần chủng tương phản … với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi 
kiểu hình bằng … các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”. 
A. hai; di truyền độc lập; tích. 
B. một; di truyền độc lập; tích. 
C. hai; di truyền; tích. 
D. hai; di truyền độc lập; tổng.
pdf 7 trang Phương Ngọc 14/03/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài : 45 phút Câu 1: Tính trạng là: A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 2: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen có tên gọi là gì ? A. Phương pháp lai kinh tế. B. Phương pháp tự thụ phấn. C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. Phương pháp lai phân tích. Câu 3: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai? A.Vì khi cho các cặp tính trạng tương phản lai với nhau thì hiệu quả phép lai sẽ cao hơn. B. Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con. C. Để thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. D. Để thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau. Câu 4: Ý nghĩa của lai phân tích là gì? A. Xác định kiểu gen của các cá thể thuần chủng. B. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. C. Xác định xem tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. D. Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Câu 5: Kiểu gen nào sau đây đồng hợp về 2 cặp gen ? A. AABb. B. AaBb. C. aaBB. D. aaBb. Câu 6: Chọn các cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về cặp tính trạng thuần chủng tương phản với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”. A. hai; di truyền độc lập; tích. B. một; di truyền độc lập; tích. C. hai; di truyền; tích. D. hai; di truyền độc lập; tổng. Câu 7: Ở thực vật, ngoài phép lai phân tích còn có phương pháp nào khác để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? A. Tự thụ phấn. B. Lai với bố mẹ . C. Lai thuận nghịch. D. Quan sát bằng kính hiển vi.
  2. Câu 8: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là: A. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân. B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đó trong thụ tinh. C. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST tương đồng trong thụ tinh. D. sự tự nhân đôi, phân li của các cặp NST tương đồng trong giảm phân . Câu 9: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2:1 ? A. Aa x aa B. Aa x Aa C. aa x aa D. AA x Aa Câu 10: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ: A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%. Câu 11: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 ? A. AaBB x aabb. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x aabb. D. Aabb x Aabb. Câu 12: Vì sao đột biến gen gây hại cho bản thân sinh vật ? A. Vì đột biến gen xuất hiện nhiều trong đời sống. B. Vì nó làm thay đổi số lượng của tất cả các gen trong tế bào . C. Vì đột biến gen xảy ngẫu nhiên, không xác định trước được. D. Vì nó phá vỡ cấu trúc của gen đã qua chọn lọc tự nhiên và được duy trì lâu đời. Câu 13: Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin.Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđrô nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến gì? A.Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X B. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A – T C. Thêm 1 cặp nuclêôtit D. Mất 1 cặp nuclêôtit Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen khi phát sinh luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen B. Đột biến gen phát sinh do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. C. Đột biến gen là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
  3. D. Các dạng đột biến gen là: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit Câu 15: Dạng đột biến gen nào làm thay đổi nhiều nhất chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp ? A. Thêm một cặp nuclêôtit ở phía cuối gen B. Mất một cặp nuclêôtit ở phía cuối gen C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa gen D. Mất một cặp nuclêôtit ở đầu gen Câu 16: Đặc điểm của đột biến gen lặn là: A. không biểu hiện ra kiểu hình cơ thể. B. luôn biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. C. chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. D. chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Câu 17: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở : A. toàn bộ các cặp NST trong tế bào. B. một hay một số cặp NST trong tế bào. C. cặp NST thường chứ không xảy ra ở cặp NST giới tính. D. cặp NST giới tính chứ không xảy ra ở cặp NST thường. Câu 18: Trong các ý sau đây, ý nào không phải là nguyên nhân gây nên đột biến NST ? A. Do bộ NST nhân lên nhưng không phân li. B. Do ADN nhân đôi sai. C. Do đứt gãy NST làm đoạn NST này kết hợp với một NST khác. D. Do trong quá trình phân bào, thoi vô sắc không hình thành. Câu 19: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào : A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao và tạo quả không hạt. B. bảo tồn nguồn gen quý. C. tạo giống cây thu hoạch được sớm. D. loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể. Câu 20: Trong những dạng đột biến sau, dạng nào không phải đột biến gen ? A. Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi. B. Mất một hoặc vài cặp nuclêôtit. C. Thêm một hoặc vài cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôti khác. Câu 21: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào : A. không chứa bất kì NST nào. B. không có NST giới tính chỉ có NST thường. C. không có NST thường, chỉ có NST giới tính. D. thiếu hẳn 1 cặp NST nào đó. Câu 22: Ý nào sau đây không đúng khi so sánh giữa đột biến gen và đột biến NST ? A. Đột biến gen gây tác hại nguy hiểm hơn đột biến NST.
  4. B. Đột biến gen gây biến đổi cấu trúc của gen, còn đột biến NST gây biến đổi cấu trúc hoặc số lượng NST. C. Đột biến gen khi xảy ra có thể chưa được biểu hiện ngay ra kiểu hình, còn đột biến NST khi xảy ra sẽ được biểu hiện ngay trong đời cá thể hoặc biểu hiện ở đời con. D. Đột biến NST gây biến đổi vật chất di truyền nhiều hơn so với đột biến gen. Câu 23: Trong chọn giống thực vật, con người đã ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ? A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST. Câu 24: Ở cà chua có 2n = 24,trong tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là bao nhiêu? A. 28. B. 96. C. 48. D. 26 Câu 25: : Ở cải củ có bộ NST bình thường 2n = 18. Trong một tế bào sinh dưỡng của cải củ người ta đếm được 19 NST. Đây là thể: A. tam nhiễm B. tam bội C. tứ bội D. tứ nhiễm Câu 26: Cơ chế gây nên bệnh Đao ở người là : A. Do đứt gãy ở đầu NST số 21. B. Do cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường, qua thụ tinh tạo hợp tử chứa 3 NST số 21. C. Do NST số 21 mẹ bị lặp thêm 1 đoạn ở phía đầu NST. D. Do hiện tưởng chuyển đoạn NST số 21 của bố sang NST số 21 của mẹ dẫn đến tạo hợp tử chứa 3 NST số 21. Câu 27: Giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ như thế nào? A. Kiểu hình do môi trường quy định là chủ yếu, ít chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen. B. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường. C. Kiểu hình do kiểu gen quy định là chủ yếu, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định , không chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 28: Hiện tượng nào sau đây là thường biến ? A. Trong vườn táo, xuất hiện một số cây có quả to hơn so với bình thường. B. Cây hoa liên hình thay đổi màu sắc khi trồng ở nhiệt độ khác nhau. C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. D. Ở dưa hấu, bên cạnh những quả có hạt xuất hiện một số quả không hạt. Câu 29: Đặc điểm của thường biến là gì? A. Xuất hiện đồng loạt và không định hướng. B. Xuất hiện đồng loạt và có định hướng. C. Xuất hiện riêng lẻ và không di truyền. D. Xuất hiện riêng lẻ và có di truyền. Câu 30: Ý nào sau đây không đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến?
  5. A. Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. B. Thường biến có hại cho sinh vật, còn đột biến thường có lợi hoặc trung tính. C. Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, còn đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu gen. D. Thường biến không di truyền, còn đột biến di truyền được. Câu 31: Hai chị em đồng sinh cùng trứng, người chị có nhóm máu AB và thuận tay phải, người em là : A. nữ, nhóm máu AB, thuận tay phải. B. nữ, nhóm máu B, thuận tay phải. C. nam, nhóm máu AB, thuận tay phải. D. nam, nhóm máu B, thuận tay phải. Câu 32: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là : A. hai trứng được thụ tinh cùng 1 lúc B. một trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau C. nhiều trứng kết hợp với nhiều tinh trùng khác nhau D. một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử , 2 tế bào con tách rời nhau phát triển thành 2 hợp tử. Câu 33: Khi xây dựng phả hệ, phải theo dõi sự di truyền tính trạng qua ít nhất mấy thế thệ ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để nghiên cứu di truyền người? A. Nghiên cứu phả hệ. B. Nghiên cứu di truyền tế bào. C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Lai phân tích. Câu 35: Bố mẹ có kiểu hình bình thường nhưng sinh ra con bị bệnh bạch tạng. Hiện tượng này được giải thích như sau: A. Do đứa con bị các tác nhân vật lý hoặc hóa học của môi trường tác động gây đột biến gen nên bị bệnh. B. Do bố mẹ dều mang gen gây bệnh bạch tạng nên khi kết hôn gen này có cơ hội trở về trạng thái đồng hợp nên sinh con bị bệnh. C. Do đứa con bị đột biến mất đoạn NST gây nên bệnh. D. Do bố mẹ có quan hệ huyết thống gần nên sinh con bị bệnh bạch tạng. Câu 36: Những người mắc bệnh Đao không có khả năng sinh sản nhưng tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền? A. Vì bệnh do đột biến gen gây nên. B. Vì bệnh sinh ra do biến đổi vật chất di truyền . C. Vì bệnh có thể phát tán bằng nhiều con đường. D. Vì bệnh được di truyền từ bố mẹ sang con cái.
  6. Câu 37: Tại sao tật dính ngón tay 2 – 3 chỉ xuất hiện ở nam giới? A. Do đột biến gen trong ti thể. B. Do nhiều gen chi phối. C. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y. D. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Câu 38: Cặp NST giới tính ở người bị bệnh Tơcnơ có: A. 1 NST Y ( OY). B. XXY. C. 3 NST X (XXX). D. 1 NST X (OX). Câu 39: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do: A. đột biến gen trội gây nên. B. đột biến gen lặn gây nên. C. đột biến thể dị bội. D. đột biến cấu trúc NST. Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm tăng số người mắc bệnh , tật di truyền là do : A. khói thải ra từ các khu công nghiệp. B. sự tàn phá các khu rừng do con người gây ra. C. các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. D. do dịch bệnh lây lan nhanh. HẾT
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 21 D 2 C 22 A 3 B 23 A 4 D 24 C 5 C 25 A 6 A 26 B 7 A 27 B 8 C 28 B 9 B 29 B 10 A 30 B 11 A 31 A 12 D 32 D 13 A 33 C 14 A 34 D 15 D 35 B 16 D 36 B 17 B 37 C 18 C 38 D 19 A 39 B 20 A 40 C Giáo viên ra đề TTCM duyệt BGH duyệt KT.Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng