Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy
Câu 1: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi? (0,3 điểm) | ||||||||||
A. | AU | B. | NATO | C. | SEATO | D. | ASEAN | |||
Câu 2 : Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pac-thai là (0,3 điểm) | ||||||||||
A. | Đảng Cộng sản Nam Phi | B. | Đại hội dân tộc Phi. | |||||||
C. | Đảng dân chủ Nam Phi | D. | Liên minh châu Phi. | |||||||
Câu 3 : Nội dung nào không phải là chính sách mà chế độ độc tài Ba-ti-xta thi hành ở Cu-ba ? (0,3 điểm) | ||||||||||
A. | Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ | |||||||||
B. | Cấm các đảng chính trị hoạt động. | |||||||||
C. | Bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. | |||||||||
D. | Thực hiện các quyền tự do dân chủ. | |||||||||
Câu 4: Nội dung nào không phải là thành tựu quan trọng của các nước Mĩ La tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? (0,3 điểm)
- Củng cố độc lập chủ quyền
- Dân chủ hoá sinh hoạt chính trị
- Tiến hành các cải cách kinh tế
- Thành lập khối quân sự để chống Mĩ
Câu 5: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? (0,3 điểm)
A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1918 đến 1945.
C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1945 đến 1950.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tr.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI LỊCH SỬ 9 Năm học 2021-2022 Tuần 18 – Tiết 18 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 21/12/2021 Câu 1: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi? (0,3 điểm) A. AU B. NATO C. SEATO D. ASEAN Câu 2 : Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A- pac-thai là (0,3 điểm) A. Đảng Cộng sản Nam Phi B. Đại hội dân tộc Phi. C. Đảng dân chủ Nam Phi D. Liên minh châu Phi. Câu 3 : Nội dung nào không phải là chính sách mà chế độ độc tài Ba-ti-xta thi hành ở Cu-ba ? (0,3 điểm) A. Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ B. Cấm các đảng chính trị hoạt động. C. Bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. Câu 4: Nội dung nào không phải là thành tựu quan trọng của các nước Mĩ La tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? (0,3 điểm) A. Củng cố độc lập chủ quyền B. Dân chủ hoá sinh hoạt chính trị C. Tiến hành các cải cách kinh tế D. Thành lập khối quân sự để chống Mĩ Câu 5: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? (0,3 điểm) A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1918 đến 1945. C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1945 đến 1950. Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? (0,3 điểm) A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. C. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. D. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. Câu 7: Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? (0,3 điểm) A. Những năm 50 của thế kỉ XX B. Những năm 60 của thế kỉ XX C. Những năm 70 của thế kỉ XX D. Những năm 80 của thế kỉ XX Câu 8: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm (0,3 điểm) A. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua B. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan C. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha 1
- Câu 9: Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là (0,3 điểm) A. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. C. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác- san D. sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 10: Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào? (0,3 điểm) A. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. C. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Câu 11: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm (0,3 điểm) A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu C. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 12: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào? (0,3 điểm) A. Mĩ. B. Nhật C. Liên Xô D. Anh. Câu 13: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? (0,3 điểm) A. Phát minh sinh học. B. Phát minh hóa học. C. "Cách mạng xanh". D. Tạo ra công cụ lao động mới. Câu 14: Nước Cộng hòa Nam Phi ra đời là do (0,3 điểm) A. sức ép từ phía Mĩ muốn gây ảnh hưởng đến châu Phi. B. chính quyền Anh không còn đủ sức để duy trì chế độ thống trị ở Nam Phi. C. do sự phản đối của dư luận quốc tế. D. áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi. Câu 15: Thắng lợi mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là (0,3 điểm) A. Ai Cập B. An-giê-ri C. Xu-đăng D. Ê-ti-ô-pi-a Câu 16: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Mĩ La Tinh có điểm gì khác biệt so với các nước ở Châu Á, châu Phi? (0,3 điểm) A. Nhiều nước trở thành tay sai của Mĩ B. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của Mĩ C. Nhiều nước đã giành được độc lập D. Nhiều nước phát triển và trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì (0,3 điểm) A. núi lửa thường xuyên hoạt động B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức 2
- D. phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài diễn ra liên tục Câu 18: Ở Nhật Bản, yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? (0,3 điểm) A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, mục tiêu lớn nhất mà Nhật Bản muốn hướng đến là gì? (0,3 điểm) A. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị. B. Duy trì vị thế siêu cường kinh tế. C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. D. Giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới. Câu 20: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? (0,3 điểm) A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 21: Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra? (0,3 điểm) A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 22: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì? (0,3 điểm) A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản. C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 23: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về (0,3 điểm) A. tôn giáo, lãnh thổ. B. dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới lãnh thổ. C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ. D. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ. Câu 24: Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì (0,3 điểm) A. đó là ngày thông qua nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. B. đó là ngày bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. C. đó là ngày mở đầu của hội nghị quốc tế họp ở Xan Phran-xi-scô D. đó là ngày tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. 3
- Câu 25: Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay? (0,3 điểm) A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại. B. Mang lại những tiến bộ phi thường. C. Đạt được những thành tựu kì diệu tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống. D. Đưa tới những thay đổi nhỏ về cơ cấu dân cư lao động. Câu 26: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? (0,3 điểm) A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới. B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng. Câu 27: Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? (0,3 điểm) A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát. B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử. C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa. D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay. Câu 28: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp? (0,3 điểm) A. Vật liệu siêu bền B. Vật liệu Nano C. Vật liệu siêu dẫn D. Polime Câu 29: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? (0,4 điểm) A. Già hóa dân số B. Sao chép con người C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 30: Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? (0,4 điểm) A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. D. Hợp tế có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Câu 31: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? (0,4 điểm) A. Ban thư kí B. Đại hội đồng C. Tóa án Quốc tế 4
- D. Hội đồng bảo an Câu 32: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là gì? (0,4 điểm) A. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng. B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. C. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 5
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ XÃ HỘI LỊCH SỬ 9 Năm học 2021-2022 Tuần 18 – Tiết 18 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: . Câu 1: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi? (0,3 điểm) A. AU B. NATO C. SEATO D. ASEAN Câu 2 : Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ A- pac-thai là (0,3 điểm) A. Đảng Cộng sản Nam Phi B. Đại hội dân tộc Phi. C. Đảng dân chủ Nam Phi D. Liên minh châu Phi. Câu 3 : Nội dung nào không phải là chính sách mà chế độ độc tài Ba-ti-xta thi hành ở Cu-ba ? (0,3 điểm) A. Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ B. Cấm các đảng chính trị hoạt động. C. Bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. Câu 4: Nội dung nào không phải là thành tựu quan trọng của các nước Mĩ La tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? (0,3 điểm) A. Củng cố độc lập chủ quyền B. Dân chủ hoá sinh hoạt chính trị C. Tiến hành các cải cách kinh tế D. Thành lập khối quân sự để chống Mĩ Câu 5: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? (0,3 điểm) A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1918 đến 1945. C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1945 đến 1950. Câu 6: Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì? (0,3 điểm) A. Những cải cách dân chủ. B. Ban hành hiến pháp năm 1946. C. Chiến tranh Triều Tiên. D. Chiến tranh Việt Nam. Câu 7. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? (0,3 điểm) A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 8: “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? (0,3 điểm) A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. 6
- D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 9: Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu (0,3 điểm) A. ổn định và có điều kiện phát triển. B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước. C. trở nên căng thẳng. D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Câu 10: Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào? (0,3 điểm) A. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. C. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Câu 11: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm (0,3 điểm) A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu C. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 12 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? (0,3 điểm) A. Những năm 40 của thế kỉ XX. B. Những năm 50 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 13: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là (0,3 điểm) A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. công bố “Bản đồ gen người”. D. phát minh ra máy tính điện tử. Câu 14: Nước Cộng hòa Nam Phi ra đời là do (0,3 điểm) A. sức ép từ phía Mĩ muốn gây ảnh hưởng đến châu Phi. B. chính quyền Anh không còn đủ sức để duy trì chế độ thống trị ở Nam Phi. C. do sự phản đối của dư luận quốc tế. D. áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi. Câu 15: Thắng lợi mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là (0,3 điểm) A. Ai Cập B. An-giê-ri C. Xu-đăng D. Ê-ti-ô-pi-a Câu 16: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Mĩ La Tinh có điểm gì khác biệt so với các nước ở Châu Á, châu Phi? (0,3 điểm) A. Nhiều nước trở thành tay sai của Mĩ B. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của Mĩ C. Nhiều nước đã giành được độc lập 7
- D. Nhiều nước phát triển và trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì (0,3 điểm) A. núi lửa thường xuyên hoạt động B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức D. phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài diễn ra liên tục Câu 18: Ở Nhật Bản, yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? (0,3 điểm) A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, mục tiêu lớn nhất mà Nhật Bản muốn hướng đến là gì? (0,3 điểm) A. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị. B. Duy trì vị thế siêu cường kinh tế. C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. D. Giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới. Câu 20: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? (0,3 điểm) A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 21: Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra? (0,3 điểm) A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 22: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì? (0,3 điểm) A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản. C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 23: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về (0,3 điểm) A. tôn giáo, lãnh thổ. B. dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới lãnh thổ. C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ. D. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ. 8
- Câu 24: Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì (0,3 điểm) A. đó là ngày thông qua nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. B. đó là ngày bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. C. đó là ngày mở đầu của hội nghị quốc tế họp ở Xan Phran-xi-scô D. đó là ngày tổ chức Liên hợp quốc được thành lập. Câu 25: Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay? (0,3 điểm) A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại. B. Mang lại những tiến bộ phi thường. C. Đạt được những thành tựu kì diệu tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống. D. Đưa tới những thay đổi nhỏ về cơ cấu dân cư lao động. Câu 26: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? (0,3 điểm) A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới. B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng. Câu 27: Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ? (0,3 điểm) A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát. B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử. C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa. D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay. Câu 28: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp? (0,3 điểm) A. Vật liệu siêu bền B. Vật liệu Nano C. Vật liệu siêu dẫn D. Polime Câu 29: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? (0,4 điểm) A. Già hóa dân số B. Sao chép con người C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 30: Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? (0,4 điểm) A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. 9
- D. Hợp tế có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Câu 31: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? (0,4 điểm) A. Ban thư kí B. Đại hội đồng C. Tóa án Quốc tế D. Hội đồng bảo an Câu 32: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là gì? (0,4 điểm) A. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng. B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. C. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 10