Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

I.TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Luôn công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là những biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào sau đây?

A. Trung thực.                     

B. Chí công vô tư. 

C. Tự trọng.                                         

D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Không còn quan tâm đến lợi ích cá nhân.

B. Luôn mang lại lợi ích cho cá nhân.

C. Giải quyết công việc theo lẽ phải

D. Cá nhân phải luôn phụ thuộc tập thể.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

B. Luôn làm theo số đông không quan tâm đến việc khác.

C. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm xong bài tập.

D. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

Câu 4. Quan điểm cho rằng: “mọi người được làm chủ công việc của cộng đồng, xã hội có liên quan đến mình” đã thể hiện nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Dân chủ.       B. Nội quy.            C. Kỉ luật.       D. Tự chủ.

Câu 5. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là

A. hòa bình.        B. ổn định.            C. hòa hoãn.          D. hòa giải.

Câu 6. Bảo vệ hòa bình sẽ mang lại lợi ích nào sau đây ?

A. Tôn trọng cuộc sống của mỗi cá nhân.

B. Nâng cao giá trị của sức mạnh quân sự.

C. Giải quyết mâu thuẫn bằng vũ trang.

D. Cuộc sống bình yên cho con người.

doc 4 trang Phương Ngọc 07/03/2023 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN GDCD 9 NĂM HỌC 2022-2023 I.TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Luôn công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là những biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Trung thực. B. Chí công vô tư. C. Tự trọng. D. Tôn trọng lẽ phải. Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện phẩm chất đạo đức chí công vô tư? A. Không còn quan tâm đến lợi ích cá nhân. B. Luôn mang lại lợi ích cho cá nhân. C. Giải quyết công việc theo lẽ phải D. Cá nhân phải luôn phụ thuộc tập thể. Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ? A. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập. B. Luôn làm theo số đông không quan tâm đến việc khác. C. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm xong bài tập. D. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình. Câu 4. Quan điểm cho rằng: “mọi người được làm chủ công việc của cộng đồng, xã hội có liên quan đến mình” đã thể hiện nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Dân chủ. B. Nội quy. C. Kỉ luật. D. Tự chủ. Câu 5. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. hòa bình. B. ổn định. C. hòa hoãn. D. hòa giải. Câu 6. Bảo vệ hòa bình sẽ mang lại lợi ích nào sau đây ? A. Tôn trọng cuộc sống của mỗi cá nhân. B. Nâng cao giá trị của sức mạnh quân sự. C. Giải quyết mâu thuẫn bằng vũ trang. D. Cuộc sống bình yên cho con người.
  2. Câu 7. Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia? A. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. D. Không phương hại đến lợi ích của người khác. Câu 8. Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là gì? A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác. Câu 9. Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh, bùng nổ dân số, chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi A. con người ý thức được về chúng. B. có sự hợp tác quốc tế. C. tìm ra được nguyên nhân của chúng. D. con người có đủ phương tiện cần thiết. Câu 10. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian nhất định tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao A. nhằm điều tiết quy mô kinh tế. B. để gây rối loạn thị trường. C. về nội dung và hình thức. D. để đầu cơ tích trữ. Câu 11. Phẩm chất nào dưới đây cần thiết đối với người lao động đề làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? A. Năng động, sáng tạo. B. Thụ động, chậm chạp. C. Trí tuệ, chậm chạp. D. Ỷ lại, thụ động. Câu 12. Người luôn tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là người
  3. A. năng động. B. nhanh nhẹn. C. chăm chỉ. D. linh hoạt. Câu 13. Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có là những biểu hiện của sự A. năng động. B. học hỏi. C. sáng tạo. D. cần cù. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng đối với trường hợp lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật? A. Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến sinh con hoặc kết hôn sớm. B. Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và con. C. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới mang lại hạnh phúc cho gia đình. D. Nam, nữ đủ tuổi theo quy định pháp luật sẽ tự quyết định hôn nhân của mình. II.TỰ LUẬN: (3.0 điểm) Tình huống: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam mình cứ mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đanh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?” Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? HƯỚNG DẪN CHẤM I.TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
  4. Đ/A B C C A A D A D B C A A C B II.TỰ LUẬN: (3.0 điểm) Câu Điểm - Em không đồng ý với ý kiến của An. 1,0 - Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm 1,0 văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An). 1,0 - Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường đạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thủy chung Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.