Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

.3. Đề bài:

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở […]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất  đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may…Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào vườn đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời tr.47, NXB Văn học, 2013)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra 04 từ láy trong đoạn trích trên?

Câu 4 (1 điểm). Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng.”

Câu 5 (1 điểm). Qua đoạn trích, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 -> 10 câu nói về chủ đề: “Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cần được trân trọng, giữ gìn”.

Câu 2 (4 điểm). Em hãy đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân kể lại diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng theo giặc đến khi nghe tin làng được cải chính.

doc 4 trang Phương Ngọc 07/03/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2022 - 2023 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 1 Ma trận đề: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng (Cấp độ (Cấp độ thấp) cao) Chủ đề Phương Nhớ được thức biểu tên PTBĐ đạt Số câu 1 1 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5% 5% Ý nghĩa chi Nhận biết tiết trong được ý câu văn nghĩa chi tiết trong câu văn Số câu 1 1 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5% 5% Nội dung Hiểu được văn bản sự việc trong văn tự sự Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% Từ láy Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% Biện pháp Xác định và tu từ từ đưa ra được vựng nhận xét về tác dụng của BPTT được sử dụng. Số câu 1 1 Số điểm 1 đ 1 Tỉ lệ % 10% 10%
  2. Đoạn văn Biết triển nghị luận khai một luận điểm hoặc chủ đề thành đoạn văn nghị luận. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Văn nghị Biết viết bài luận nghị luận văn học về một đoạn trích tác phẩm thơ. Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 2 2 2 1 7 Tổng số 1 2 3 5 10 điểm 10% 20% 30% 40% 100% Tỉ lệ % 1.3. Đề bài: PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở [ ]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào vườn đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời. ( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời tr.47, NXB Văn học, 2013) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra 04 từ láy trong đoạn trích trên? Câu 4 (1 điểm). Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng.” Câu 5 (1 điểm). Qua đoạn trích, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
  3. PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm). Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 -> 10 câu nói về chủ đề: “Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cần được trân trọng, giữ gìn”. Câu 2 (4 điểm). Em hãy đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân kể lại diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng theo giặc đến khi nghe tin làng được cải chính. 1.4. Biểu điểm: Câu Yêu cầu Điểm 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Miêu 0,5 tả. 2 Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà 0,5 chênh vênh giữa đồi vải thiều” để để lắng nghe hoa vải nở. 3 Chỉ ra 04 từ láy trong số các từ láy sau có trong đoạn trích 1,0 trên: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngọt ngào, vo ve, rộn rã. 4 - Nghệ thuật: So sánh. 0,5 - Tác dụng: Vẻ đẹp những đồi vải thiều vào mùa hoa và 0,5 cảnh trải rộng mênh mang 5 Tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa 1,0 của giấc mơ ngọt ngào: Yêu mến, say mê, gắn bó Tổng điểm 4,0 I. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm). Yêu cầu Điểm a. Đảm bảo thể thức đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Nội dung(1,0đ) cơ bản nêu: 1,0 - Giới thiệu vấn đề. - Giải thích vấn đề. - Liên hệ bản thân và cuộc sống. - Bài học cho mình và mọi người. d. Sáng tạo:Có quan điểm riêng mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với 0,25 những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp – ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 2,0 Câu 2 (4 điểm). Phần Yêu cầu Điểm a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự: Có đầu đủ mở 0,5 bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được câu chuyện, thân bài kể diễn biến các sự việc theo yêu
  4. cầu, kết bài khái quát được câu chuyện. b. Xác định đúng yêu cầu: Kể lại tâm trạng nhân vật 0,5 ông Hai từ khi nghe tin làng theo giặc” theo ngôi kể mới ( Ngôi thứ nhất). c. Triển khai được các sự việc chính 2,0 HS có thể kể lại câu chuyện theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần trình bày được những ý chính sau - Giới thiệu câu chuyện và nhân vật sẽ kể. 0,5 - Kể lại các sự việc chính theo yêu cầu: Khi nghe tin 1,0 làng theo giặc, trên đường về, khi về đến nhà, những ngày sau đó 0,5 - Kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai một cách sáng tạo. d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ 0,5 e. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo các quy tắc về chuẩn 0,5 chính tả, ngữ pháp – ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 4,0