Đề kiểm tra cuối học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

Câu 1. Quần thể người có những đặc trưng nào mà quần thể các sinh vật khác không có?

A. Pháp luật. C. Lứa tuổi.

B. Giới tính. D. Tử vong.

Câu 2. Nhóm tuổi nào dưới đây là nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc?

A. Từ 15 tuổi đến 64 tuổi. C. Từ 65 tuổi đến 80 tuổi.

B. Từ trên 65 tuổi. D. Từ trên 55 tuổi.

Câu 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về một Quốc gia có tháp dân số già?

A. Tỉ lệ trẻ em nhiều. C. Tỉ lệ người già nhiều.

B. Tỉ lệ tử vong cao. D. Tỉ lệ nam nữ chênh lệch lớn.

Câu 4. Kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong được gọi là gì?

A. Tăng dân số thực. C. Tỉ lệ tử vong.

B. Tăng dân số tự nhiên. D. Giảm dân số tự nhiên.

Câu 5. Quần xã sinh vật có các đặc điểm cơ bản về

A. số lượng và thành phần các loài sinh vật.

B. độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp.

C. loài ưu thế và loài đặc trưng.

D. độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài ưu thế.

Câu 6. Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên

A. sự chênh lệch các loài. C. vòng tuần hoàn vật chất.

B. sự cân bằng giới tính. D. sự cân bằng sinh học.

Câu 7. Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hội sinh?

A. Cây nắp ấm bắt côn trùng.

B. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

D. Sán lá gan sống trong gan trâu, bò.

docx 3 trang Quốc Hùng 04/07/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

  1. Mã đề: 01 UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Sinh học 9 NĂM HỌC 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 18/04/2023) Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1. Quần thể người có những đặc trưng nào mà quần thể các sinh vật khác không có? A. Pháp luật. C. Lứa tuổi. B. Giới tính. D. Tử vong. Câu 2. Nhóm tuổi nào dưới đây là nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc? A. Từ 15 tuổi đến 64 tuổi. C. Từ 65 tuổi đến 80 tuổi. B. Từ trên 65 tuổi. D. Từ trên 55 tuổi. Câu 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về một Quốc gia có tháp dân số già? A. Tỉ lệ trẻ em nhiều. C. Tỉ lệ người già nhiều. B. Tỉ lệ tử vong cao. D. Tỉ lệ nam nữ chênh lệch lớn. Câu 4. Kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong được gọi là gì? A. Tăng dân số thực. C. Tỉ lệ tử vong. B. Tăng dân số tự nhiên. D. Giảm dân số tự nhiên. Câu 5. Quần xã sinh vật có các đặc điểm cơ bản về A. số lượng và thành phần các loài sinh vật. B. độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp. C. loài ưu thế và loài đặc trưng. D. độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài ưu thế. Câu 6. Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên A. sự chênh lệch các loài. C. vòng tuần hoàn vật chất. B. sự cân bằng giới tính. D. sự cân bằng sinh học. Câu 7. Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hội sinh? A. Cây nắp ấm bắt côn trùng. B. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. D. Sán lá gan sống trong gan trâu, bò. Câu 8. Số lượng các loài trong quần xã bao gồm những chỉ số nào? A. Độ đa dạng, độ nhiều. C. Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp. B. Độ đa dạng, độ thường gặp. D. Độ đa dạng, độ nhiều, loài ưu thế. Câu 9. Thành phần loài trong quần xã bao gồm những chỉ số nào? A. Loài ưu thế, loài đa dạng. C. Loài đặc trưng, loài thường gặp. B. Loài ưu thế, loài đặc trưng. D. Loài đặc trưng, loài đa dạng. Câu 10. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác được gọi là: A. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. B. loài thường gặp. D. loài đa dạng. Câu 11. “Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng thời gian, không gian xác định” được gọi là gì? A. Quần thể sinh vật. C. Hệ sinh thái. B. Quần xã sinh vật. D. Môi trường sinh vật. Câu 12. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào? A. Vô sinh và sinh vật sản xuất. C. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. Vô sinh và hữu sinh. Câu 13. Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật trong quần xã?
  2. A. Cộng sinh. C. Dinh dưỡng. B. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 14. Chuỗi thức ăn nào sau đây được viết chính xác? A. Nhựa cây → Muỗi → Ếch → Rắn. C. Hổ → Báo → Cáo → Chồn. B. Gà → Hổ → Rắn → Ếch. D. Đại bàng → Rắn → Ếch → Cào cào. Câu 15. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một A. hệ sinh thái. C. môi trường sống. B. quần thể sinh vật. D. lưới thức ăn. Câu 16. Hoạt động nào của con người gây nên hậu quả xói mòn, thoái hóa đất? A. Hái lượm. C. Săn bắt động vật hoang dã. B. Đốt rừng. D. Chăn thả gia súc. Câu 17. Trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Chuột → Rắn → Đại bàng → Vi sinh vật” thì “Đại bàng” là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Trong thời kỳ nguyên thủy hoạt động nào của con người gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới môi trường? A. Hái quả. B. Bắt cá. C. Săn bắt thú. D. Đốt rừng để săn thú. Câu 19: Cho các hoạt động sau: 1. Cây rụng lá vào mùa đông. 2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông. 3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. 4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối. Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là; A. 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 20. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. phá hủy thảm thực vật. C. chăn thả gia súc. B. canh tác. D. khai thác khoáng sản. Câu 21. Hoạt động nào sau đây của con người gây ô nhiễm không khí? A. Đào ao, thả cá. C. Đun nấu trong gia đình. B. Trồng nhiều cây xanh. D. Chăn nuôi gia súc. Câu 22. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị tiêu thụ bởi mắt xích A. phía trước nó. C. bên cạnh. B. phía sau nó. D. khác trong chuỗi thức ăn. Câu 23. Năng lượng nào có khả năng gây đột biến ở người và các loài sinh vật? A. Điện. B. Gió. C. Nước. D. Nguyên tử. Câu 24. Các chất thải như đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ được gọi là gì? A. Hóa chất độc hại. C. Chất thải rắn. B. Chất thải sinh hoạt. D. Chất thải y tế. Câu 25. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào gồm toàn động vật ưa tối? A. Dơi, cú mèo, đom đóm. C. Chim lợn, mèo, vịt. B. Cú mèo, lợn, bò. D. Trai, trâu, cú mèo. Câu 26. Nhóm nào sau đây gồm toàn sinh vật tiêu thụ? A. Chuột, cây lúa, ếch. C. Nấm, vi khuẩn. B. Cá, chim, rùa. D. Cây ngô, cây hoa hồng, gà. Câu 27. Nhân tố sinh thái gồm những nhóm nào? A. Nhân tố con người, nhân tố các sinh vật khác. B. Nhân tố vô sinh, nhân tố con người. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
  3. D. Nhân tố hữu sinh, nhân tố các sinh vật khác. Câu 28. Nhóm nào sau đây gồm toàn sinh vật phân giải? A. Vi khuẩn, nấm. C. Nấm, thực vật. B. Vi khuẩn, nấm, thực vật. D. Thực vật, động vật. Câu 29. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào gồm toàn sinh vật sống ở môi trường trên cạn? A. Giun đất, tôm sú, mèo. C. Bạch tuộc, mực, sứa. B. Chim bồ câu, ve sầu, lươn. D. Chim sẻ, chó, hổ. Câu 30. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây ưa sáng? A. Bạch đàn, nhãn, xoài. C. Lá lốt, nhãn, mít. B. Bạch đàn, lá lốt, bàng. D. Mít, xoài, gừng. Câu 31. Quan hệ hỗ trợ gồm có những quan hệ nào? A. Cộng sinh và sinh vật ăn sinh vật khác. C. Hội sinh và sinh vật ăn sinh vật khác. B. Cạnh tranh và sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cộng sinh và hội sinh. Câu 32. Quan hệ đối địch gồm có những quan hệ nào? A. Cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh. B. Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác. C. Hội sinh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cộng sinh, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 33. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây chịu hạn? A. Xương rồng, lá bỏng, phi lao. C. Sen, súng, bèo. B. Lô hội, lưỡi hổ, sen. D. Lúa nước, ngô, phi lao. Câu 34. Tùy theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng của môi trường, người ta chia thực vật thành những nhóm nào? A. Ưa sáng và ưa tối. C. Ưa sáng và ưa bóng. B. Ưa bóng và ưa tối. D. Ưa ẩm và ưa khô. Câu 35. Có những loại môi trường chủ yếu nào? A. Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên cạn. B. Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. C. Môi trường trong đất, môi trường sinh vật, môi trường nước. D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. Câu 36. Những nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Vi khuẩn, nấm, thực vật. C. Thực vật, động vật, đất. B. Thực vật, động vật, ánh sáng. D. Vi khuẩn, nấm, đất. Câu 37. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào gồm toàn sinh vật hằng nhiệt? A. Tôm, mực, ốc sên. C. Chó, mèo, lợn. B. Sứa, cua, chấu chấu. D. Trâu, bò, nhái. Câu 38. Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? A. Hỗ trợ và cạnh tranh. C. Đối địch và cạnh tranh. B. Hỗ trợ và đối địch. D. Cộng sinh và cạnh tranh. Câu 39. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào gồm toàn động vật ưa ẩm? A. Ếch, nhái, bọ cạp. C. Chẫu chàng, cóc, lạc đà. B. Ếch, nhái, chẫu chàng. D. Giun đất, cóc, thằn lằn. Câu 40. Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ → Châu chấu → Gà rừng → Hổ → Vi khuẩn? A. Cỏ là sinh vật sản xuất. C. Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ. B. Vi khuẩn là sinh vật phân giải. D. Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ. Chúc các em thi tốt!