Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề - Đề 904
Câu 1. Anh Hoà 20 tuổi, có sức khoẻ bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này, anh Hoà đã
A. Không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.
B. Vi phạm pháp luật về lao động.
C. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
D. Vi phạm quyền lao động.
Câu 2. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra?
A. Người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
B. Người bị bệnh tâm thần.
C. Trẻ em.
D. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí .
Câu 3. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?
A. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. Việc làm theo sở thích của mình.
Câu 4. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?
A. Hoạt động. B. Sản xuất. C. Dịch vụ. D. Lao động.
Câu 5. Hành vi nào người sử dụng lao động vi phạm luật lao động?
A. Chọn nơi nào tiền lương nhiều hơn thì làm.
B. Tự ý bỏ việc.
C. Không trả đủ tiền công theo hợp đồng.
D. Nghỉ việc thường xuyên không có lí do.
Câu 6. Sau năm tháng làm việc tại doanh nghiệp Y mà không được trả lương, anh A và anh B yêu cầu bà K giám đốc doanh nghiệp trả lương và thực hiện đúng hợp đồng. Bị bà K tiếp tục trì hoãn, anh A lấy trộm xe máy của bà K, làm giả giấy tờ xe và bán cho anh V để bù số tiền lương chưa được thanh toán rồi bỏ trốn. Những ai sau đây đã không tuân theo pháp luật?
A. Anh A, anh V và bà K. B. Anh A và anh V.
C. Anh A và anh B. D. Anh A và bà K.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_h.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề - Đề 904
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: Giáo dục Công dân 9 NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 17/04/2023 Mã đề: 904 Tô vào phiếu trắc nghiệm đáp án em chọn là đúng: Câu 1. Anh Hoà 20 tuổi, có sức khoẻ bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này, anh Hoà đã A. Không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân. B. Vi phạm pháp luật về lao động. C. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật. D. Vi phạm quyền lao động. Câu 2. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra? A. Người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật. B. Người bị bệnh tâm thần. C. Trẻ em. D. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí . Câu 3. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ? A. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. Việc làm theo sở thích của mình. Câu 4. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là? A. Hoạt động. B. Sản xuất. C. Dịch vụ. D. Lao động. Câu 5. Hành vi nào người sử dụng lao động vi phạm luật lao động? A. Chọn nơi nào tiền lương nhiều hơn thì làm. B. Tự ý bỏ việc. C. Không trả đủ tiền công theo hợp đồng. D. Nghỉ việc thường xuyên không có lí do. Câu 6. Sau năm tháng làm việc tại doanh nghiệp Y mà không được trả lương, anh A và anh B yêu cầu bà K giám đốc doanh nghiệp trả lương và thực hiện đúng hợp đồng. Bị bà K tiếp tục trì hoãn, anh A lấy trộm xe máy của bà K, làm giả giấy tờ xe và bán cho anh V để bù số tiền lương chưa được thanh toán rồi bỏ trốn. Những ai sau đây đã không tuân theo pháp luật? A. Anh A, anh V và bà K. B. Anh A và anh V. C. Anh A và anh B. D. Anh A và bà K. Câu 7. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để A. Tìm kiếm việc làm hợp pháp. B. Thúc đẩy quá trình lạm phát. C. Gây mâu thuẫn trong nội bộ. D. Gia tăng đầu cơ tích trữ. Câu 8. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do A. Nhà nước quy định. B. Dòng họ thỏa ước. C. Cá nhân đề xuất. D. Tổ chức kiến nghị. Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân? A. Nghỉ việc không có lí do chính đáng. B. Làm bất cứ công việc nào mà mình thích. C. Chỉ làm việc khi thật cần thiết. D. Sử dụng sức lao động của mình để học nghề. Câu 10. Các bạn học sinh lớp 9A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần. Mã đề 904 Trang 1/4
- B. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền. C. Học sinh lớp 9 cần tham gia lao động tuỳ theo sức của mình. D. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập, không nên lao động chân tay. Câu 11. Huệ 15 tuổi đang học lớp 9.Muốn có việc làm có tiền để giúp gia đình, Huệ phải làm cách nào sau đây? A. Xin làm hợp đồng ở Công ty. B. Nhận hàng may mặc về gia công. C. Mở xưởng sản xuất, thuê người lao động. D. Xin làm hợp đồng dài hạn trong cơ quan Nhà nước. Câu 12. Theo em, công dân không có quyền gì dưới đây? A. Tự do học nghề. B. Thuê mướn lao động. C. Lựa chọn nghề nghiệp. D. Dạy nghề và truyền nghề để trục lợi. Câu 13. Độ tuổi thấp nhất của người lao động là? A. 15 tuổi. B. 18 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D Từ đủ 18 tuổi. Câu 14. Theo quy định của pháp luật, người lao động được A. Tự chủ sa thải nhân công. B. Từ chối trang bị bảo hộ. C. Lựa chọn dịch vụ bảo hiểm. D. Lựa chọn đội ngũ nhân sự. Câu 15. Cấm sử dụng người lao động ở độ tuổi nào làm công việc nặng nhọc? A. Dưới 18 tuổi B. 19 tuổi C. 18 tuổi D. 20 tuổi Câu 16. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu nào dưới đây? A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. B. Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội C. Là hành vi vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước D. Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 17. Người sử dụng lao động xâm phạm quyền của người lao động dưới 18 tuổi khi sử dụng họ vào công việc A. Phù hợp với năng lực của bản thân. B. Phải giao tiếp với nhiều khách hàng. C. Tiếp xúc với hóa chất độc hại. D. Đúng chuyên ngành được đào tạo. Câu 18. Vi phạm pháp luật hành chính là gì? A. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ về tài sản. B. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ kỉ luật lao động. C. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. D. Hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội quy định trong Bộ luật hình sự. Câu 19. Hải là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, cũng chẳng có công việc làm. Suốt ngày Hải lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải về công việc và tương lai. Hải trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tớ không cần phải đi học và tớ không cần phải lao động!”. Nếu được khuyên Hải, em sẽ nói điều gì? A. Hải không nên trông chờ, ỷ lại vào gia đình, phải lo học nghề để tạo dựng tương lai. B. Không quan tâm đến Hải nữa. C. Giận dữ và không khuyên Hải bất cứ điều gì. D. Cùng hùa vào với Hải. Câu 20: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm : A. Phạt tiền người vi phạm. B. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới. C. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác. D. Lập lại trật tự xã hội. Mã đề 904 Trang 2/4
- Câu 21. Xã X có bà V là chủ tịch, anh K là kế toán, ông B và chị N là xã viên. Trong cuộc họp tổng kết, anh K bị chị N phản đối việc anh từ chối công khai quyết toán thu chi xây dựng nhà văn hóa, cùng với quan điểm với chị N, ông B tiếp tục yêu cầu được chấp vấn kế toán nhưng bị bà V ngăn cản. Bức xúc, ông B bỏ họp ra về. Những ai sau đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Anh K, bà V và ông B. B. Ông B và anh K. C. Anh K và bà V. D. Ông B, chị N và bà V. Câu 22. Tham gia tuyên truyền, phổ biến về việc tránh tiêu dùng hàng hóa không rõ nguồn gốc là công dân đã thực hiện quyền nào sau đây? A. Chấn hưng nội hóa. B. Quản lí xã hội. C. Đối thoại trực tuyến. D. Bài trừ ngoại hóa. Câu 23. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi A. Chia sẻ thông tin cá nhân. B. Từ chối thu nhập ngoài luồng. C. Theo dõi hoạt động tín dụng. D. Tcáo hành vi trái pháp luật. Câu 24. Quyền nào sau đây không phải là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? A. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các về đề của xã hội. D. Quyền được trao đổi, bàn bạc các vấn đề chung của đất nước. Câu 25. Do đã dùng hết số tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử, bạn H lo lắng nên nhờ K là bạn cùng lớp giúp đỡ và được K giới thiệu gặp chủ một cửa hàng sách là anh T để xin việc làm. Nhân cơ hội đó, anh T nhờ và được H đồng ý mang một túi nhỏ có đựng ma túy giao cho anh D theo đúng đơn đặt hàng, rồi đưa cho H tiền đóng học. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh T và H. B. Anh T, H và K. C. Anh T và anh D. D. Anh T, D và H. Câu 26. Công dân đóng góp ý kiến xây dựng văn bản luật là thực hiện quyền nào sau đây? A. Khiếu nại, tố cáo. B. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Tham gia quản lí nhà nước. D. Bầu cử, ứng cử. Câu 27. Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? A. Quyền tự do tín ngưỡng. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền lao động. D. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 28. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền đóng góp ý kiến. C. Quyền ứng cử. D. Quyền kiểm tra, giám sát. Câu 29. Do muốn có tiền tiêu xài nên bạn N học sinh lớp 9 nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng, N bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng đó là ma túy tổng hợp. Hành vi của N là vi phạm nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 30. Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là A. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. B. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. C. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 31. Việc ông D góp ý kiến về việc giải phóng mặt bằng để làm đường liên xã là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Bầu cử và ứng cử. B. Khiếu nại và tố cáo. C. Tự do lựa chọn và hoạt động tôn giáo. Mã đề 904 Trang 3/4
- D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 32. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do mình gây ra? A. Người bị bệnh tâm thần đánh người trọng thương. B. A đi xe máy vào đường cấm gây tai nạn giao thông (61%) C. Bà T để vật liệu phế thải trên đường gây cản trở. D. H rải đinh trên đường cao tốc. Câu 33. Nhà nước ta xác định quyền nào dưới đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận B. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Câu 34. Học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 35. Công dân giám sát và đánh giá các công việc chung của nhà nước là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước bằng cách nào sau đây? A. Đại diện. B. Ủy quyền. C. Trực tiếp. D. Trung gian. Câu 36. Công dân đóng góp ý kiến xây dựng văn bản luật là thực hiện quyền nào sau đây? A. Bầu cử, ứng cử. B. Khiếu nại, tố cáo. C. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo. D. Tham gia quản lí nhà nước. Câu 37. Trường học X bị mất một chiếc ti vi ở phòng họp do bảo vệ của trường quên không khóa cửa cổng. Bảo vệ của trường phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm kỉ luật. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm hình sự, D. Trách nhiệm hành chính. Câu 38. Theo quy định của pháp luật, tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là A. Khát vọng cao đẹp của mọi công dân. B. Trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và đối với xã hội. C. Nhu cầu của công dân đối với nhà nước và xã hội. D. Nhiệm vụ bắt buộc đỗi với mọi công dân. Câu 39. Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực". Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng trước pháp luật. B. Quyền tự do dân chủ. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 40. Mai mở tài liệu trong kì thi học kì, Mai đã v phạm A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Chúc các em làm bài tốt! Mã đề 904 Trang 4/4