Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì?

A. ADN B. Nuclêôtit
C. Axit amin D. ARN

Câu 2: Ở cây đậu Hà Lan 2n = 14 NST. Kiểu dị bội (2n – 1) có bao nhiêu NST?

A. 12 B. 13 C. 14 D. 15

Câu 3: Prôtêin có mấy bậc cấu trúc?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4: Bệnh nào sau đây do một đột biến gen lặn gây ra?

A. Đao B. Bạch tạng
C. Tơcnơ D. Claiphentơ

Câu 5: Bộ NST của người bị bệnh Tơcnơ có đặc điểm gì?

A. Có 3 NST giới tính X B. Chỉ có 1 NST số 21
C. Có 3 NST số 18 D. Chỉ có 1 NST giới tính X

Câu 6: Các nuclêôtit giữa hai mạch của ADN liên kết với nhau theo NTBS dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. A = T = G = X B. A = T, G = X
C. A = G, T = X D. A = X, T = G

Câu 7: Một phân tử ADN có tổng số 2500 nuclêôtit, chiều dài của phân tử ADN đó là bao nhiêu?

A. 2860 Å B. 3655 Å C. 4310 Å D. 4250 Å

Câu 8: ADN được cấu tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào?

A. A, T, G, X B. A, U, G, X
C. C, H, O, N, P D. C, H, O, N

Câu 9: Dựa vào chức năng người ta chia ARN thành mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
doc 3 trang Quốc Hùng 04/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2023_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Sinh học – Lớp 9 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 28/12/2023 Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi sau, lựa chọn đáp án đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là gì? A. ADN B. Nuclêôtit C. Axit amin D. ARN Câu 2: Ở cây đậu Hà Lan 2n = 14 NST. Kiểu dị bội (2n – 1) có bao nhiêu NST? A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 3: Prôtêin có mấy bậc cấu trúc? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Bệnh nào sau đây do một đột biến gen lặn gây ra? A. Đao B. Bạch tạng C. Tơcnơ D. Claiphentơ Câu 5: Bộ NST của người bị bệnh Tơcnơ có đặc điểm gì? A. Có 3 NST giới tính X B. Chỉ có 1 NST số 21 C. Có 3 NST số 18 D. Chỉ có 1 NST giới tính X Câu 6: Các nuclêôtit giữa hai mạch của ADN liên kết với nhau theo NTBS dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. A = T = G = X B. A = T, G = X C. A = G, T = X D. A = X, T = G Câu 7: Một phân tử ADN có tổng số 2500 nuclêôtit, chiều dài của phân tử ADN đó là bao nhiêu? A. 2860 Å B. 3655 Å C. 4310 Å D. 4250 Å Câu 8: ADN được cấu tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào? A. A, T, G, X B. A, U, G, X C. C, H, O, N, P D. C, H, O, N Câu 9: Dựa vào chức năng người ta chia ARN thành mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Mỗi chu kì xoắn của ADN gồm bao nhiêu cặp nuclêôtit? A. 10 B. 20 C. 40 D. 5 Câu 11: Vòng xoắn của ADN có đường kính là bao nhiêu? A. 34 Å B. 10 Å C. 12 Å D. 20 Å Câu 12: Chức năng của ADN là gì? A. Bao bọc và bảo vệ tế bào B. Điều khiển hoạt động của màng sinh chất C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền D. Là khuôn mẫu để tổng hợp nên các enzim Trang 1/3 – Mã đề 001
  2. Câu 13: “Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng” được gọi là gì? A. Thể đột biến gen B. Tính trạng biểu hiện C. Thể dị bội D. Thể đa bội Câu 14: ARN được tổng hợp ở đâu? A. Trên màng sinh chất B. Tế bào chất C. Trong ribôxôm D. Trong nhân tế bào Câu 15: Phân tử nào có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin? A. tARN B. mARN C. rARN D. ADN Câu 16: Ở người, mất một đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 gây bệnh gì? A. Đao B. Mù màu C. Bạch tạng D. Ung thư máu Câu 17: ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể nhờ vào A. đặc tính tự nhân đôi. B. các liên kết hiđrô. C. cấu trúc đa phân. D. các gen nằm trên nó. Câu 18: Phân tử nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp từ nhân ra ngoài tế bào chất? A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN Câu 19: Ký hiệu nào sau đây thể hiện cho bộ NST ở một cơ thể đa bội lẻ? A. 4n B. 5n C. 2n + 1 D. 2n – 1 Câu 20: Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu nào? A. tARN B. mARN C. rARN D. Prôtêin Câu 21: Ở người, sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 gây ra bệnh gì? A. Covid 19 B. Tơcnơ C. Mù màu D. Đao Câu 22: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: – A – T – X – X – T – A – G – A – Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào? A. – A – T – X – X – T – A – G – A – B. – G – T – A – A – T – U – T – U – C. – T – A – G – G – A – T – X – T – D. – T – T – G – X – T – X – A – A – Câu 23: Đột biến thể dị bội ở thực vật gây nên hậu quả gì? A. Biến đổi về hình thái B. Tăng cường sức sống C. Gây bệnh di truyền D. Tăng cường khả năng hô hấp Câu 24: Prôtêin được cấu tạo chủ yếu bởi những nguyên tố hóa học nào? A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N C. A, T, G, X D. Ca, Na, P, N Câu 25: Bản chất của gen là gì? A. Axit amin B. ARN C. ADN D. Prôtêin Câu 26: Đơn phân của ADN là nuclêôtit, gồm 4 loại là A. A, T, G, X. B. A, U, G, X. C. C, H, O, N. D. C, O, N, P. Trang 2/3 – Mã đề 001
  3. Câu 27: Một phân tử ADN có chiều dài 1700Å, tổng số nuclêôtit của phân tử ADN đó là bao nhiêu? A. 1000 B. 2000 C. 3000 D. 4000 Câu 28: Đột biến gen gồm những dạng nào? A. Thêm, mất, thay thế B. Thêm, mất, chuyển đoạn C. Mất đoạn, đảo vị trí, thay thế D. Lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn II. TỰ LUẬN (3 điểm): Câu 1 (2 điểm): Giải thích sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng (1) (2) (3) Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng Câu 2 (1 điểm): Một gen có chiều dài 3383 Å, có số nuclêôtit loại A bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy tính: a. Tổng số nuclêôtit của gen. b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen. Hết Chúc các em làm bài tốt! Trang 3/3 – Mã đề 001