Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)

Câu 1: Các quy luật di truyền của Men đen là kết quả nghiên cứu trên đối tượng nào sau đây ?

A. Ruồi giấm. B. Tằm. C. Đậu Hà lan. D. Cải củ.

Câu 2: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:

A. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản

C. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản.

Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, gen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích ?

A. P: hạt vàng × hạt vàng B. P: thân cao × thân cao.

C. P: thân thấp × thân thấp. Câu 4: Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là D. P: hạt vàng × hạt xanh

A. Sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền.

B. Sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

C. Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình thành giao tử.

D. Thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn

Câu 5: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

C. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng

pdf 6 trang Quốc Hùng 04/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đông Quang (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐÔNG QUANG NĂM HỌC 2022 - 2023   MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của thầy, cô giáo PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (7,0 điểm) Lựa chọn phương án trả lời (A, B, C, D) đúng nhất Câu 1: Các quy luật di truyền của Men đen là kết quả nghiên cứu trên đối tượng nào sau đây ? A. Ruồi giấm. B. Tằm. C. Đậu Hà lan. D. Cải củ. Câu 2: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là: A. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản C. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản. Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, gen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích ? A. P: hạt vàng × hạt vàng B. P: thân cao × thân cao. C. P: thân thấp × thân thấp. D. P: hạt vàng × hạt xanh Câu 4: Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là A. Sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền. B. Sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. C. Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình thành giao tử. D. Thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn Câu 5: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng Câu 6: Ở một loài thực vật gen A quy định quả đỏ; gen a: quả vàng, gen B: quả ngọt; gen b: quả chua. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau và phân li độc lập. Cho giao phấn hai cây được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3:3:1:1. Tìm kiểu gen của hai cây đem lai? A. AaBb × Aabb. B. Aabb × aabb. C. AaBb × aabb D. Aabb × aaBb. Câu 7: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết? A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết. B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó. C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  2. D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết. Câu 8: Những sự kiện nào sau đây chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân ? (1) Các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (2) Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (3) Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép tương đồng. (4) sự phân li độc lập của các NST kép trong từng cặp tương đồng về 2 cực của tế bào. (5) Mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. A. (1), (3), (4). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5) . D. (2), (3), (4). Câu 9: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? A. Kì giữa của nguyên phân B. Kì giữa của giảm phân I C. Kì giữa của giảm phân II D. Kì đầu của giảm phân II. Câu 10: Ở đậu Hà Lan (2n = 14 NST). Một tế bào của đậu Hà Lan đang ở kì giữa của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu? A. 28 B. 7 C. 0 D. 14 Câu 11: Các loại nuclêotit trong phân tử ADN là: A. Ađênin, Uraxin, Timin và Guanin . B. Uraxin, Timin, Ađênin, Xitôzin và Guanin C. Guanin, Xitôzin, Timin và Ađênin. D. Uraxin, Timin, Xitôzin và Ađênin Câu 12 . Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là A. A liên kết với G, T liên kết với X và ngược lại. B. U liên kết với G, T liên kết với X và ngược lại. C. G liên kết với X, A liên kết với T và ngược lại. D. A liên kết với G, U liên kết với X và ngược lại. Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của ARN ? A. ARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. ARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. C. ARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. D. ARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Câu 14: Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin? A. Prôtêin. B. Lipit. C. ADN. D. ARN. Câu 15: Nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - T và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN; (2) Phân tử tARN; (3) Phân tử prôtêin; (4) Quá trình tự nhân đôi của ADN. A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4) Câu 16: Trên mạch thứ nhất của một phân tử ADN có đoạn trình tự nuclêôtit là: – A – A – A – X – A – A – T – G – G – G – G – A – Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của phân tử ADN này là A. –T–T–T–G–T–T–A–X–X–X–X–T– B. –A–A–A–G–T–T–A–X–X–G–G–T– C. –G–G–X–X–A–A–T–G–G–G–G–A– D. –G–T–T–G–A–A–A–X–X–X–X–T– Câu 17: Một gen đã tổng hợp được 4 phân tử mARN. Nếu có 4 ribôxôm trượt qua hết các phân tử mARN trên thì có bao nhiêu phân tử prôtêin được hình thành? A. 4 phân tử prôtêin B. 8 phân tử prôtêin C. 12 phân tử prôtêin D. 16 phân tử prôtêin Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
  3. A. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng có sẵn chứ không truyền đạt kiểu gen B. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường C. Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường D. Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen Câu 19: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen ? A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến mất một cặp nuclêôtit. C. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit Câu 20: Loại biến dị nào sau đây phát sinh trong đời sống cá thể, do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định và không di truyền được ? A. Biến dị tổ hợp B. Thường biến. C. Đột biến gen. D. Đột biến nhiễm sắc thể Câu 21: Trong tế bào sinh dưỡng, thể 3 nhiễm (2n + 1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 24 B. 3 C. 47 D. 49 Câu 22: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ giao tử này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 28. B. 26. C. 96 D. 48. Câu 23: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến ? (1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc. (2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám (3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày. (4) Cây rau mác trên cạn lá có hình mũi mác, khi mọc dưới nước có hình bản dài. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Quan sát tế bào sinh vật ở một loài người ta thấy bộ NST có dạng kí hiệu AABbDDdEE. Tế bào có kí hiệu NST trên là thể A. lưỡng bội B. tam bội C. tam nhiễm D. một nhiễm Câu 25: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là Dd và Ee. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một nhiễm ? A. DDdEe. B. Ddeee. C. DEE. D. DdEe. Câu 26. Người bị bệnh bạch tạng có những biểu hiện hình thái bên ngoài như thế nào? A. Mất trí nhớ, chân tay dài B. Bàn chân có nhiều ngón. C. Cổ ngắn, lùn, mắt một mí D. Da, tóc màu trắng, mắt màu hồng. Câu 27: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra. B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến dị bội ở nhiễm sắc thể số 21. C. Hội chứng Đao do đột biến dị bội ở nhiễm sắc thể giới tính. D. Hội chứng AIDS do đột biến cấu trúc NST gây ra. Câu 28: Ở người, bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến ở nhiễm sắc thể số 21? (I) Ung thư máu. (II) Bệnh Tơcnơ. (III) Bệnh Đao. (IV) Bệnh câm điếc bẩm sinh. Phương án đúng là A. (I), (III). B. (II), (IV). C. (III), (IV). D. (I), (II). PHẦN II: TỰ LUẬN. (3,0đ) Câu 29 (1,5đ): Quan sát hình ảnh về một nhiễm sắc thể có trình tự các gen trước và sau đột biến như hình sau:
  4. a. Xác định tên dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể này? Ngoài dạng đột biến trên, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể còn có những dạng nào? b, Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể số 21 ở người thì gây ra bệnh gì? 1 2 3 Câu 30: Cho sơ đồ sau : gen (một đoạn ADN) ⎯⎯→ mARN ⎯⎯→ protein ⎯⎯→ tính trạng a. Xác định tên các quá trình (1) và (2) b. Nêu bản chất mối quan hệ của các quá trình (1), (2) và (3)
  5. UBND HUYỆN BA VÌ ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS ĐÔNG QUANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 9 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (mỗi câu đúng 0,25 điểm / sai không trừ điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D D A C A C A C 14 Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D A C A A A A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D C C C D A A PHẦN 2. TỰ LUẬN (chấm theo hướng dẫn chấm) Câu Đáp án – Hướng dẫn chấm Điểm 29 a. Đây là dạng đột biến mất đoạn NST 0,5đ - Ngoài ra đột biến cấu trúc NST còn có những dạng: lặp đoạn, đảo đoạn, 0,75đ chuyển đoạn. b. Nếu dạng trên xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây ra bệnh ung thư 0,25đ máu 30 a. Quá trình (1): tổng hợp ARN (quá trình phiên mã/sao mã) 0,25đ Quá trình (2): tổng hợp prôtêin (quá trình dịch mã) 0,25đ b. Bản chất mối quan hệ: - Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit 1,0đ trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. - Vậy thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen qui định tính trạng Lưu ý cách tính điểm và làm tròn - Tổng điểm bài kiểm tra là 10, được làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy.