Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

1. (5 điểm)

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

2. (5 điểm)

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

(Ngữ văn 9, Tập I) 

pdf 3 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_15_phut_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_6_co_huong.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 15 phút Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: 1. (5 điểm) Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 2. (5 điểm) Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh (Ngữ văn 9, Tập I) 1
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: 1. (5 điểm) Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 2. (5 điểm) Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh (Ngữ văn 9, Tập I) Phương pháp: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân Lời giải chi tiết: 1.Hình thức - Nghị luận văn học về thơ. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc một số lỗi: dùng từ, viết câu văn, chính tả. 2. Nội dung a. Cảm nhận vẻ đẹp của hai câu thơ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 2
  3. - Giới thiệu vị trí của hai câu thơ. - Chỉ ra nét giống nhau của hai câu thơ: mở ra bức tranh phong cảnh với một không gian mênh mông ngập tràn sắc cỏ, trải dài từ mặt đất đến chân mây. + Giống nhau: Đều là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hoà, tràn đầy sức sống. + Khác nhau: Màu xanh của cỏ đầy sức sống. Màu trắng của hoa lê gợi sự trong sáng. ⟶ Nghệ thuật: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ. Từ ngữ giàu chất tạo hình. ⟶ Thiên nhiên là đối tượng miêu tả. Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc đang sống trong những ngày tươi đẹp. b. Cảm nhận về vẻ đẹp hai câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. - Nội dung: Bức tranh thiên nhiên mênh mang, héo úa, đơn điệu. + Rầu rầu: thể hiện sự héo úa của cảnh. + Xanh xanh: gợi sự mênh mang, mờ mịt. => Đằng sau từng câu chữ ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng sợ của Thúy Kiều. - Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi cảm. ⟶ Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật. Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người đang trong tâm trạng của kẻ tha hương, bị lừa bán vào chốn lầu xanh. 3