Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
1. Hình thức: (4 điểm)
Chép thuộc lòng 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập I)
Phương pháp:
Nhớ lại và chép thuộc 8 câu cuối
Lời giải chi tiết:
- Chép đúng đoạn trích: “Buồn trông ngọn nước mới sa.../ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế
ngồi”.
- Lưu ý dấu câu: dấu hỏi cuối câu (2), (4).
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_5_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 15 phút 1. (4 điểm) Chép thuộc lòng 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập I) 2. (6 điểm) Nêu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của phần thơ vừa chép. 1
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. Hình thức: (4 điểm) Chép thuộc lòng 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập I) Phương pháp: Nhớ lại và chép thuộc 8 câu cuối Lời giải chi tiết: - Chép đúng đoạn trích: “Buồn trông ngọn nước mới sa / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. - Lưu ý dấu câu: dấu hỏi cuối câu (2), (4). 2. Nội dung và nghệ thuật của phần thơ vừa chép (6 điểm) Nêu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của phần thơ vừa chép. Phương pháp: Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật Lời giải chi tiết: a. Nội dung: - Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh. Bức tranh đã khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc. - Đoạn thơ có giá trị nhân bản cao. Nó dấy lên trong lòng ta nỗi thương cảm trước một con người tài sắc bạc mệnh. Thấy được lòng yêu thương, tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của Nguyễn Du đối với nỗi đau của Thuý Kiều. 2
- b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng. - Hệ thông từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn ghê sợ. - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: “Buồn trông” nhắc lại bốn lần, cất lên như một tiếng ai oán, não nùng, bi thương của tâm trạng Thuý Kiều khiến người đọc xúc động và chạnh lòng. + Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”, “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. + Hoán dụ: “Hoa” chỉ thân phận Thúy Kiều. + Nhân hóa: Hoa man mác, nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. + Đảo trật tự cú pháp: Ẩm ầm tiếng sóng. Mỗi bức tranh là một ẩn dụ về tâm trạng. Đằng sau mỗi lời thơ, ý thơ, trong sâu thẳm nỗi buồn của Kiều còn chuyển tải một tiếng kêu đứt ruột, xé lòng, một lời tố cáo đanh thép xã hội phong kiến tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của nàng Kiều, đã xô đẩy Kiều vào đêm tối mênh mông của cuộc đời. 3