Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH.
D. Đất nước đã thống nhất.
Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải làm theo thể thơ nào?
A. Thể thơ bốn chữ.
B. Thể thơ 5 chữ.
C. Thể thơ 7 chữ.
D. Thể thơ tự do.
Câu 3: Từ ‘lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được hiểu theo nghĩa?
A. Lợi lộc, may mắn.
B. Chồi non.
C. Đem mùa xuân đến cho mọi miền đất nước.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ.
C. Điệp ngữ.
D. Cả B và C đều đúng.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_6_co_huong_d.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào? A. Cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng CNXH. D. Đất nước đã thống nhất. Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải làm theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ. B. Thể thơ 5 chữ. C. Thể thơ 7 chữ. D. Thể thơ tự do. Câu 3: Từ ‘lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được hiểu theo nghĩa? A. Lợi lộc, may mắn. B. Chồi non. 1
- C. Đem mùa xuân đến cho mọi miền đất nước. D. Cả B và C đều đúng. Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. A. Hoán dụ B. Ẩn dụ. C. Điệp ngữ. D. Cả B và C đều đúng. Câu 5: “Giọt long lanh” trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì? A. Mưa xuân. B. Sương sớm. C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện. D. Tưởng tượng của nhà thơ. Câu 6: Câu hát “Nam ai Nam bình” là điệu ca ở vùng nào trên đất nước ta? A. Dân ca Bắc Bộ. B. Dân ca Nam Bộ. C. Dân ca xứ Huế. 2
- D. Dân ca xứ Nghệ. Câu 7: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ra đời vào năm nào? A. 1976 B. 1977 C. 1978 D. 1979 Câu 8: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh gợi về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nào? A. Vùng, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. B. Vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ. C. Vùng nông thôn đồng bằng Trung Bộ. D. Vùng đồi núi và trung du. Câu 9: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go là ai? A. R. Ta-go B. Em bé C. Sóng D. Mẹ Câu 10: Em bé trong bài Mây và sóng có nhu cầu gì khi nói rằng: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” A. Muôn đi chơi cùng mây. B. Muốn đi chơi cùng mây và cùng mẹ. C. Không muốn đi chơi mà ở nhà với mẹ dù rất muốn đi. D. Cả A và B là ý đúng. 3
- II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Câu 2: (2,5 điểm) Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, ngườỉ cha đã nói với con những đức tính gì của “Người đồng mình”? 4
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) 1 2 3 4 5 D B D D D 6 7 8 9 10 C B A B C II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Phương pháp: Nhớ lại nội dung khổ thơ và nêu cảm nhận về niềm xúc động của nhà thơ khi vòa viếng lăng Bác Lời giải chi tiết: 1. Chép đúng khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! 5
- 2. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác: - “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”: cách nói giảm, nói tránh nhằm giảm bớt đi sự mất mát quá lớn của dân tộc. Có cảm giác như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ ngơi sau những giờ làm việc miệt mài. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho người đọc nghĩ đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ đầy trăng của Người. - Hình ảnh ẩn dụ “Trời xanh” tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Người. “Mãi mãi”: Lí trí tin rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, mãi bất tử, là “mãi mãi như trời xanh” nhưng trái tim không thể không nhói đau, xót xa vì sự ra đi của Bác. Chữ “nhói” diễn tả được chiều sâu của nỗi đau khôn cùng trong trái tim nhà thơ. Điều đó chứng tỏ Bác vừa thiêng liêng, vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi thân thiết đối với nhà thơ nói riêng và người Việt Nam nói chung. Câu 2: (2,5 điểm) Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha đã nói với con những đức tính gì của “Người đồng mình”? Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha đã nói với con những đức tính tốt của “Người đồng mình”: - “Người đồng mình” mặc dù có nhiều nỗi buồn nhưng giàu ý chí nghị lực: Cao đo nỗi buồn 6
- Xa nuôi chí lớn. - “Người đồng mình” không sợ khó khăn, gian khổ, nghèo đói: Không chê đá gập ghềnh Không chê thung nghèo đói. - “Người đồng mình” mạnh mẽ “như sông, như suối”. Hình ảnh thiên nhiên như: “sông, suối, thác, ghềnh” dùng tượng trưng cho khó khăn gian khổ và sức mạnh vượt qua khó khăn đó của “Người đồng mình”. - “Người đồng mình” sống giản dị nhưng sáng ngời những phẩm chất cao đẹp: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. - Truyền thống xây dựng quê hương và giữ gìn bản sắc dân tộc của “Người đồng mình”, người cha nói với con qua hình ảnh độc đáo kết hợp với người miền núi: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. ⟶ Qua những phẩm chất, đức tính của “Người đồng mình”, người cha khuyên con phải sống cao đẹp, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, của quê hương mình. 7