Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết vào năm nào?

A. 1975                       B. 1976

C. 1977                       D. 1978

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước những dòng thơ là hình ảnh thực?

A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

B. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.          

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.

D. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Câu 3: Tâm trạng của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu là gì?

A. Ngỡ ngàng, bâng khuâng.

B. Bất ngờ.

C. Rạo rực, say sưa.

D. Cả ba ý trên. 

pdf 7 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_5_co_huong_d.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng đạt 0,5 đỉểm. Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết vào năm nào? A. 1975 B. 1976 C. 1977 D. 1978 Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước những dòng thơ là hình ảnh thực? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. B. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam. C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. D. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Câu 3: Tâm trạng của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu là gì? A. Ngỡ ngàng, bâng khuâng. B. Bất ngờ. C. Rạo rực, say sưa. D. Cả ba ý trên. 1
  2. Câu 4: Những tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là gì? A. Hương ổi, gió se. B. Hương bưởi. C. Hương cốm. D. Cả ba ý trên. Câu 5: Dòng thơ nào sau đây gợi cảm giác giao mùa thú vị, nên thơ? A. Sông được lúc dềnh dàng. B. Chim bắt đầu vội vã. C. Có đám mây mùa hạ. D. Vắt nửa mình sang thu. Câu 6: Trong bài thơ Nói với con, Y Phương viết: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” diễn đạt ý nghĩa gì? A. Người đồng mình mộc mạc. B. Người đồng mình giàu chí khí, niềm tin. C. Người đồng mình lao động cần cù, xây dựng quê hương. D. Người đồng mình luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp. Câu 7: Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, em hiểu gì về cuộc sống của người dân miền núi? 2
  3. A. Đầy sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ. B. Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc. C. Anh hùng, bất khuất, thông minh, trí tuệ. D. Câu A và B là câu đúng. Câu 8: Ta-go là nhà thơ đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm nào? A. 1913 B. 1914 C. 1915 D. 1916 Câu 9: Trong bài thơ Mây và sóng, em bé không đi theo những người trên mây và trong sóng. Vì sao? A. Bé sợ xa nhà vì còn quá nhỏ. B. Bé chưa biết bơi, bé không biết bay. C. Bé thương yêu mẹ, không muốn mẹ buồn. D. Trò chơi không hấp dẫn và thú vị. Câu 10: Ý nghĩa nào sau đây đúng vế giá trị thơ của R. Ta-go? A. Thể hiện khát khao sống trong tình yêu thương của gia đình. B. Thể hiện tinh thần nhân văn cao cả và tính trữ tình, triết lí nồng đượm. C. Thơ ông sử dụng thành công hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng sâu sắc. 3
  4. D. Cả ba ý trên. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Phân tích đoạn trích thể hiện khát vọng sống đẹp của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 1 2 3 4 5 B A và C A A D 6 7 8 9 10 C D A C D II. Phần tự luận: (5 điểm) Phân tích đoạn trích thể hiện khát vọng sống đẹp của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: a. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm. - Đoạn trích thể hiện khát vọng sống đẹp: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến 5
  6. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. b. Thân bài - Hoà vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ nghĩ gì về mình? Mình phải làm gì trong cái chung ấy? Nhà thơ ước nguyện: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến - Điệp ngữ: “Ta làm” thể hiện rõ sự tự nguyện chân thành, tha thiết. Nhà thơ nguyện làm “con chim hót” trong muôn vàn tiếng chim hót cho cuộc đời thêm vui ; nguyện làm một “cành hoa” trong muôn vàn hương sắc của loài hoa, tỏa hương thơm ngào ngạt cho đời ; nguyện làm một nốt trầm trong cái bè trầm thường có của bản hoà ca, có tác dụng làm nền cho những giai điệu thánh thót vút cao. Chỉ một nốt trầm thôi đã làm xao xuyến và lay động lòng người. Con chim hót, cành hoa, nốt trầm là hình ảnh ẩn dụ tương trưng cho cái đẹp, niềm vui của cuộc sống. Tiếng lòng cao cả ấy không còn là cái “tôi” cá thể mà đã trở thành cái "tứ" trong sự hoà nhập, chung cuộc. Một mùa xuân nho nhỏ 6
  7. Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. - Lời thơ nhỏ nhẹ, tâm tình, tha thiết mà sâu lắng mang tính khái quát cao, tạo được sự đồng cảm trong lòng người đọc. Nho nhỏ và lặng lẽ là cách nói khiêm tốn, chân thành, dẫu chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, một giọt nước giữa biển cả mênh mông vẫn là những đóng góp có ích cho đời. Sống hết mình, thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ cho đất nước, kể từ “tuổi 20” trai tráng cho đến khi tuổi già “tóc bạc”. Điệp ngữ “dù là” là tiếng nói từ gan ruột, một lời bộc bạch rất chân thành, thể hiện nguyện vọng sống đẹp của nhà thơ. Chính vì vậy mà hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài thơ như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn. Đó là tâm hồn của một con người muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, muốn giữ tâm hồn mình tràn đầy sức sống như mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ thôi. Trong ngày cuối cùng của cuộc đời mình, nhà thơ Thanh Hải đã sống và suy nghĩ như vậy cho đất nước. - Đoạn thơ thể hiện khát vọng sống đẹp: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. - Ước mơ ấy cũng chính là ước nguyện của thế hệ trẻ ngày nay. c. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. 7