Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: (4 điểm)

a. Ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Bố của Xi-mông” - Guy đơ Mô-pa-xăng.

b. Tìm trong văn bản, chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Câu 2: (6 điểm)

a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

b. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý 
nghĩa nghệ thuật gì? 

pdf 4 trang Quốc Hùng 02/08/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_3_co_huong_d.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (4 điểm) a. Ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Bố của Xi-mông” - Guy đơ Mô-pa-xăng. b. Tìm trong văn bản, chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Câu 2: (6 điểm) a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. b. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa nghệ thuật gì? 1
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (4 điểm) a. Ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Bố của Xi-mông” - Guy đơ Mô-pa-xăng. b. Tìm trong văn bản, chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm Lời giải chi tiết: a. Ý nghĩa nhan đề văn bản: - Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với nhân vật bác Phi-líp, môt người đàn ông nhân hậu yêu thương con trẻ. Sự xuất hiện của bác Phi-líp như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông. - Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc trong mái ấm gia đình của nhân vật bé Xi-mông. - Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người. b. Chi tiết trong văn bản thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: Trong văn bản có rất nhiều chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đơn cử một chi tiết: “Đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu một ông bố”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 140) 2
  3. - Đây là chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: + Bé Xi-mông muốn chết đuối vì “Chúng nó đánh cháu vì cháu cháu không có bố không có bố”. Sự xuất hiện cùa bác Phi-líp đã đưa em trở về với cuộc sống. + Sự khát khao được có một ông bố của bé Xi-mông thành hiện thực. + Sự đau đớn và hổ thẹn của chị Blăng-sốt trước khát khao của đứa con trai bé nhỏ. + Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp. + Bác Phi-líp là người đàn ông mạnh mẽ, giàu tình yêu thương, đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con. Câu 2: (6 điểm) a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. b. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa nghệ thuật gì? Phương pháp: Nhớ lại nội dung tác phẩm Lời giải chi tiết: a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: - Giá trị nội dung: + Câu chuyện về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. 3
  4. + Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái - những thanh niên xung phong dũng cảm, tâm hồn trong sáng, tinh tế và giàu mộng mơ, có những suy ngẫm giản dị về cuộc sống. + Truyện ngắn có giá trị giáo dục thế hệ trẻ thái độ trân trọng, biết ơn những người đi trước đã hi sinh vì cuộc sống hạnh phúc, hoà bình ngày nay. - Giá trị nghệ thuật: + Ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung. Sử dụng những chi tiết đặc sắc, những hình ảnh tiêu biểu về các nhân vật chính của tác phẩm. + Truyện được dẫn dắt một cách tự nhiên theo mạch suy nghĩ, liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật chính. + Các sự kiện trong truyện liên kết với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, chặt chẽ. b. - Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định. - Ý nghĩa: + Tạo điểm nhìn phù hợp, dễ dàng tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Để cho nhân vật là người trong cuộc kể lại thì câu chuyện sẽ thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện hơn. + Khắc họa thế giới nội tâm, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực, giàu sức thuyết phục. + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. 4