Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích và khoanh tròn vào chữ cái ý kiến mà em cho là đúng. (Mỗi 
câu đúng được 0,5 điểm).

Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh 
ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm 
khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.

Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, 
anh ngạc nhiên nhận thấy những cành hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một 
màu tím thẫm như bóng tối...

Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:

- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất 
lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn 
về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ”.

(Sách Ngữ văn 9, Tập II, Trang 101)

1. Đoạn trích trên do ai sáng tác, trích trong tác phẩm nào?

A. Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà. 

B. Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa.

C. Nguyễn Minh Châu - Bến quê.

D. Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi.

2. Truyện Bến quê xuất bản vào năm nào?

A. 1980.                B. 1982.

C. 1985.                D. 1989.  

3. Tác phẩm trên thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn.

B. Truyện vừa.

C. Tiểu thuyết.

D. Truyện ngắn có tính luận đề. 

pdf 7 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_de_so_1_co_huong_d.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích và khoanh tròn vào chữ cái ý kiến mà em cho là đúng. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm). Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình. Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cành hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên: - Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không? Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ”. (Sách Ngữ văn 9, Tập II, Trang 101) 1. Đoạn trích trên do ai sáng tác, trích trong tác phẩm nào? A. Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà. 1
  2. B. Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa. C. Nguyễn Minh Châu - Bến quê. D. Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi. 2. Truyện Bến quê xuất bản vào năm nào? A. 1980. B. 1982. C. 1985. D. 1989. 3. Tác phẩm trên thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn. B. Truyện vừa. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngắn có tính luận đề. 4. Đặt nhân vật Nhĩ vào hoàn cảnh đặc biệt (bị ốm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh), mục đích của tác giả là gì? A. Bày tỏ sự thương cảm đối với những người lâm vào hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật. B. Nhắc nhở mọi người cần biết quan tâm đến những người đang bị đau ốm, khó khăn. C. Thể hiện, ngợi ca khát vọng sống mạnh mẽ của con người trong hoàn cảnh bất hạnh. 2
  3. D. Chiêm nghiệm một triết lí về con người, về cuộc đời. 5. Nhân vật Nhĩ thuộc nhân vật nào? A. Nhân vật tính cách. B. Nhân vật tư tưởng. C. Nhân vật chức năng. D. Nhân vật số phận. 6. Trong đoạn trích có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nào? A. Những bông hoa bằng lăng với sắc màu đậm hơn. B. Tiếng đất lở đêm đêm. C. Cơn lũ đầu nguồn về. D. Cả ba phương án trên. Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 10 dòng, giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu. Câu 3: (5 điểm) Em có nhận xét gì về tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C D D B D Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 10 dòng, giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu. Phương pháp: Nhớ lại thông tin tác giả Nguyễn Minh Châu Lời giải chi tiết: - Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là cây bút trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu tràn đầy cảm hứng sử thi và lãng mạn. - Sau 1975, ông là một trong những nhà văn trăn trở để đổi mới tư duy nghệ thuật. Hàng loạt truyện ngắn của ông xuất hiện vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX đã được dư luận đón chào nồng nhiệt. Đây là thời kì Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút của mình vào đề tài thế sự, cố gắng khám phá chân dung con người trong cuộc sống đời thường. - Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1985. Truyện tiêu biểu cho cách phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu. Thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật, Bến quê làm hiện lên một triết lí giản dị 4
  5. mà sâu sắc: “Cần phải biết phát hiện và trân trọng những cái đẹp giản dị, gần gũi của gia đình và quê hương”. Câu 3: (5 điểm) Em có nhận xét gì về tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các chi tiết về các nhân vật trong tác phẩm Lời giải chi tiết: Bài làm đáp ứng các ý sau: a. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Lê Minh Khuê sinh năm 1949 tại Thanh Hóa, là thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Lê Minh Khuê chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả là cây truyện ngắn sắc sảo, có nhiều tìm tòi đáng quý. b. Thân bài: * Ba cô gái trong tổ phá bom: - Nét chung: + Cùng nhau làm nhiệm vụ phá bom. Dũng cảm, bình tĩnh trước mọi tình huống, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ. + Đều là những cô gái trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, trong sáng và cũng rất mộng mơ. 5
  6. - Nét riêng: + Mỗi người một sở thích: Chị Thao chăm chép bài hát dù giọng chua và hát sai nhịp. Nho thích thêu thùa. Phương Định thích hát, ngồi bó gối mơ màng hay soi gương. + Mỗi người một tính cách: Chị Thao từng trải, Phương Định mơ mộng, Nho vô tư, hồn nhiên. *Nhân vật Phương Định: - Là con gái Hà Nội vào chiến trường. Tính tình hồn nhiên, ngây thơ. Ngay giữa Trường Sơn đầy bom đạn, Phương Định luôn nhớ về kỉ niệm, nhớ về Hà Nội. Những kỉ niệm ấy vừa là niềm khao khát, vừa giúp Phương Định có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn, thử thách. - Giáp mặt với đạn bom, quen với sự nguy hiểm nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên con gái: + Hay hát và rất thích hát. + Hay chú ý đến hình thức bản thân. Đây là nét tâm lí thường thấy ở các cô gái trẻ. - Sẵn sàng đối mặt với cái chết, yêu quý đồng đội. ⟶ Thông qua câu chuyện về ba cô gái ở tổ trinh sát, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, mơ mộng, tinh thần lạc quan, dám vươn lên mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ. ⟶ Cảm nhận được vẻ đẹp tầm hồn và những phẩm chất đáng quý của ba cô gái thanh niên xung phong. Sự hi sinh của họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải 6
  7. phóng quê hương, đất nước. Họ chính là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mĩ gian khổ. 7