Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 3: Từ “ăn” trong câu thơ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương được hiểu theo nghĩa 
nào? (0,25 điểm) 

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

Câu 4: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Chính Hữu) sử dụng phép tu từ 
gì? (0,25 điểm)

A. So sánh.                    B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ                         D. Nói quá

Câu 5: Thuật ngữ là......... biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các 
văn bản (0,25đ)

Câu 6: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: che chở cho kẻ xấu, kẻ phản 
trắc? (0,25đ)

A. Cháy nhà ra mặt chuột

B. Êch ngồi đáy giếng

C. Mỡ để miệng mèo

D. Nuôi ong tay áo 

pdf 6 trang Quốc Hùng 02/08/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_9_co_huong_d.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời theo phương án đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Câu 1: (1 điểm) Nối nội dung cột A với nội dung cột B để có được những nhận định đúng về phương châm hội thoại: A B 1. P.C về lượng a. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 2. P.C về chất b. Khi nói, cần tế nhị và tôn trọng người khác. 3. P.C về quan hệ c. Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 4. P.C về cách thức d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có những băng chứng xác thực. 5. P.C về lịch sự e. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Câu 2: Lựa chọn các từ cho trước: Trắng bóc, trắng ngần, trắng bệch, trắng xoá để điền vào chỗ trống thích hợp (1 điểm) A : là trắng bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ. B. : là trắng nhợt nhạt. C. : là trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra. D. : là trắng đều khắp trên một diện rất rộng. Câu 3: Từ “ăn” trong câu thơ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương được hiểu theo nghĩa nào? (0,25 điểm) 1
  2. A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 4: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Chính Hữu) sử dụng phép tu từ gì? (0,25 điểm) A. So sánh. B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Nói quá Câu 5: Thuật ngữ là biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản (0,25đ) Câu 6: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? (0,25đ) A. Cháy nhà ra mặt chuột B. Êch ngồi đáy giếng C. Mỡ để miệng mèo D. Nuôi ong tay áo II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1điểm) Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 2: (2 điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: 2
  3. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 3: (4 điểm) Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một niềm vui sướng lớn” (Tố Hữu, Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội, tháng 03-1963). HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Nối nội dung cột A với nội dung cột B để có được những nhận định đúng về phương châm hội thoại. (1 điểm) 1 - c; 2 - d; 3 - e; 4 – a; 5 - b Câu 2: Điền từ vào chỗ trống thích hợp. (Mỗi ý đúng được 0,25đ) A. Trắng ngần B. Trắng bệch. C. Trắng bóc D. Trắng xoá. 3
  4. Câu 3: B. (0,25đ) Câu 4: B. (0,25đ) Câu 5: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. (0,25đ) Câu 6: D. (0,25đ) II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Phương pháp: Từ nội dung rút ra lời khuyên. Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại Lời giải chi tiết: - Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần cân nhắc khi nói, để tránh mếch lòng hoặc làm tổn thương người nghe. (0,5đ) - Câu tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Bão bùng thân bọc lấy thân 4
  5. Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Phương pháp: Đọc và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: - Đoạn thơ trích trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy sử dụng nghệ thuật nhân hoá, điệp ngữ. - Nhân hoá cây tre: “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” quấn quýt nhau trong gió bão gợi lên tình yêu thương, đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống. Câu 3: (4 điểm) Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một niềm vui sướng lớn” (Tố Hữu, Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội, tháng 03-1963). Phương pháp: Nêu suy nghĩ về ý kiến. Chú ý hình thức đoạn văn Lời giải chi tiết: - Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Lưu ý: Dấu hiệu nhận biết về hai cách dẫn trên. - Nội dung đoạn văn hướng đến: 5
  6. + Dạy văn là một nghề cao quý. + Học văn đem lại niềm vui cho con người trong cuộc sống tinh thần. 6