Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 8 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14):
- Tài trí dũng cảm, mạnh mẽ và quyết đoán.
- Có nhân cách cao đẹp, vừa kiên quyết vừa bao dung, có khả năng nhìn xa trông rộng.
- Có tinh thần quyết chiến quyết thắng, tài dùng binh như thần, trực tiếp chỉ huy tướng sĩ quét
sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi.
- Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, nhân vật lịch sử kiệt xuất, oai phong lẫm liệt, là linh hồn của
chiến công vĩ đại được khắc hoạ trung thực trong hồi mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 8 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_8_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 8 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 8 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Câu 1: (3 điểm) Phân tích hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí. Câu 2: (4 điểm) 2.1. Chép những câu thơ tái hiện không khí lễ hội mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du). 2.2. Không khí lễ hội mùa xuân được tái hiện như thế nào trong đoạn thơ vừa chép trên. Câu 3: (3 điểm) Cảm nhận của em về thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). 1
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (3 điểm) Phân tích hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí. Phương pháp: Chú ý các chi tiết về vua Quang Trung Lời giải chi tiết: Hình tượng người anh hùng áo vải trong Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14): - Tài trí dũng cảm, mạnh mẽ và quyết đoán. - Có nhân cách cao đẹp, vừa kiên quyết vừa bao dung, có khả năng nhìn xa trông rộng. - Có tinh thần quyết chiến quyết thắng, tài dùng binh như thần, trực tiếp chỉ huy tướng sĩ quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi. - Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, nhân vật lịch sử kiệt xuất, oai phong lẫm liệt, là linh hồn của chiến công vĩ đại được khắc hoạ trung thực trong hồi mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí. Câu 2: (4 điểm) 2.1. Chép những câu thơ tái hiện không khí lễ hội mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du). 2.2. Không khí lễ hội mùa xuân được tái hiện như thế nào trong đoạn thơ vừa chép trên. Phương pháp: Nhớ lại nội dung đoạn trích Cảnh ngày xuân Lời giải chi tiết: 2
- 2.1. (1 điểm) - Chép những câu thơ tái hiện không khí lễ hội mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du): Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. 2.2. (3 điểm) Không khí lễ hội mùa xuân được tái hiện trong đoạn thơ vừa chép trên: - Tảo mộ: là lễ đi viếng mộ, chăm sóc, sửa sang, làm mới những ngôi mộ của người thân trong gia đình, dòng họ. - Đạp thanh: là hội du xuân trên chốn đồng quê. ⟶ Lời thơ gợi lên nét văn hóa Trung Quốc - nét văn hóa phương Đông. - Không khí đông vui náo nhiệt. Đông vui nhất là nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân. Cách sử dụng từ ghép chính xác và đặc sắc: + Danh từ: Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, gò đống, thoi vàng, tro tiền. Tất cả gợi lên cảnh lễ hội đông đúc. Lễ hội của tuổi trẻ, của cái đẹp tươi vui, đầm ấm, sáng trong. 3
- + Động từ: Sắm sửa, dập dìu - Cuộc sống hiện lên rộn ràng, náo nức, hân hoan. + Tính từ: Gần xa nô nức - Gợi lên tâm trạng náo nức, hân hoan, rạo rực, bồi hồi, hạnh phúc, sướng vui được lan tỏa khắp mọi nhà, mọi người. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du đã làm sống lại những nét văn hóa xưa qua hình ảnh bao người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ, sắm sửa quần áo đẹp để đi hội. Tâm trạng nô nức, tục đốt vàng mã, rắc vàng vó tưởng nhớ người thân. Một mùa xuân đầm ấm, vui tươi, rất rộn ràng và mê say, thức dậy trong ta khát vọng được sống. Câu 3: (3 điểm) Cảm nhận của em về thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). Phương pháp: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: 1. Hình thức: Biểu cảm. 2. Cảm nhận của em về thái độ của tác giả: - Ghét cay ghét đắng những kẻ độc ác, đố kị, gian xảo. - Đề cao những con người nhân hậu, giàu tình yêu thương. Qua nhân vật Ngư ông, ta hiểu được những nét đẹp về phẩm chất của người nông dân: nhân hậu, cứu người nhưng không mong được đền ơn. Điều này thể hiện thái độ gần dân, trọng dân của Nguyễn Đình Chiểu. - Thái độ của Nguyễn Đình Chiểu: Ông luôn luôn tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. 4