Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
a. Lí do dẫn đến bi kịch oan khuất của Vũ Nương
- Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.
+ Do cách cư xử hồ đồ, nóng giận của Trương Sinh.
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng.
+ Do những lễ giáo hà khắc đã ràng buộc người phụ nữ, Vũ Nương không có quyền được nói,
không có quyền được tự bảo vệ mình.
+ Do những trận chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh
tử biệt.
b. Suy nghĩ về người phụ nữ:
- Họ mang trong mình những vẻ đẹp cả hình thức và tâm hồn: hiếu thảo, tiết hạnh, thủy
chung, đảm đang, …
- Số phận bất hạnh:
+ Không được tự quyết định đời mình, bị lệ thuộc
+ Bị lễ giáo hà khắc chèn ép đến bước đường cùng
+ Chế độ nam quyền độc đoán, tước đoạt hạnh phúc của họ...
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_7_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 7 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 7 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Câu 1: (4 điểm) Nêu lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 2: (6 điểm) Ấn tượng của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong lòng người đọc. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Nêu lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phương pháp: Chú ý đến các chi tiết dẫn đến bi kịch oan khuất của Vũ Nương, sau đó nêu suy nghĩ Lời giải chi tiết: a. Lí do dẫn đến bi kịch oan khuất của Vũ Nương - Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản. - Nguyên nhân gián tiếp: + Do người chồng đa nghi, hay ghen. 1
- + Do cách cư xử hồ đồ, nóng giận của Trương Sinh. + Do cuộc hôn nhân không bình đẳng. + Do những lễ giáo hà khắc đã ràng buộc người phụ nữ, Vũ Nương không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình. + Do những trận chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. b. Suy nghĩ về người phụ nữ: - Họ mang trong mình những vẻ đẹp cả hình thức và tâm hồn: hiếu thảo, tiết hạnh, thủy chung, đảm đang, - Số phận bất hạnh: + Không được tự quyết định đời mình, bị lệ thuộc + Bị lễ giáo hà khắc chèn ép đến bước đường cùng + Chế độ nam quyền độc đoán, tước đoạt hạnh phúc của họ Câu 2. Ấn tượng của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong lòng người đọc Phương pháp: Nêu ấn tượng của bản thân về cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Lời giải chi tiết: a. Nguyễn Du đã tái dựng cảnh khách quan: - Cảnh biển chiều hôm: thuyền, cánh buồm, hoa, sóng gió hiện lên thật chân thực, sống động. Cảnh thiên nhiên làm nền cho nhân vật xuất hiện từ đường nét, màu sắc, ánh sáng, âm thanh 2
- - Cách dựng cảnh thiên nhiên trong đoạn trích có sức thuyết phục lớn trong việc bộc lộ tính cách và tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: bơ vơ, lạc lõng, chơi vơi Qua đó, Nguyễn Du đã khắc hoạ số phận bi thảm của nàng Kiều. b. Bốn bức tranh phong cảnh trong đoạn trích là bốn bức tranh tâm trạng rất xúc động lòng người: - Cảnh cửa biển chiều hôm: gợi nỗi nhớ nhà, khát vọng mong manh, tuyệt vọng của nàng Kiều. - Cảnh hoa trội man mác: gợi tâm trạng buồn của Kiều trước cuộc đời nổi trôi vô định. - Cảnh nội cỏ rầu rầu: gợi tâm trạng nhàm chán, một cuộc sống tẻ nhạt vô vị, ám ảnh nỗi đoạn trường của nàng như màu cỏ ở mộ Đạm Tiên khi đi du xuân trở về. - Cảnh gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng cuối đoạn trích : cực tả tâm trạng hãi hùng và lo sợ của Thúy Kiều trước sự bủa vây của cuộc đời. c. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có kết hợp phương thức tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Sử dụng ngôi kể số 1, hoá thân vào nhân vật đã thể hiện những tâm tư trong cõi lòng của nàng Kiều trước sóng gió của cuộc đời. 3