Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 17 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Nét riêng
- Người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
+ Mộc mạc, giản dị chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo
khác nhau...
+ Những người nông dân mặc áo lính đã vượt lên những gian khổ, thiếu thốn. Họ đến với nhau
bởi tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí.
Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PhạmTiến Duật:
+ Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ.
+ Tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời của người lính lái xe Trường Sơn
khói lửa.
+ Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sĩ và tinh thần người chiến sĩ.
-» Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình
tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai cuộc kháng chiến và
là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_17_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 17 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 17 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (6 điểm): Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). Câu 2: (4 điểm): Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (6 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). Phương pháp: Nhớ lại những câu thơ miêu tả hình ảnh người lính trong hai bài thơ Lời giải chi tiết: * Yêu cầu cần đạt: 1. Sự gặp gỡ - Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường trong cách cảm, cách nghĩ. Song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đổng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hi sinh và lòng yêu nước nồng nàn. 1
- - Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội Cụ Hồ qua các thời kì: bình dị mà vĩ đại, sống có lí tưởng. 2. Nét riêng - Người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: + Mộc mạc, giản dị chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khác nhau + Những người nông dân mặc áo lính đã vượt lên những gian khổ, thiếu thốn. Họ đến với nhau bởi tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí. Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PhạmTiến Duật: + Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ. + Tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời của người lính lái xe Trường Sơn khói lửa. + Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sĩ và tinh thần người chiến sĩ. -» Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai cuộc kháng chiến và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh. Câu 2: (4 điểm) Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện, các chi tiết về nhân vật anh thanh niên Lời giải chi tiết: 2
- Nêu vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: 1. Giàu tình cảm, yêu người, rất mến khách. 2. Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. 3. Cuộc sống giản dị, ngăn nắp, có văn hóa, chủ động trong công việc. 4. Có lí tưởng sống cao đẹp, lặng lẽ hiến dâng cho đời. 5. Khiêm tốn, trung thực với mình và mọi người. ⟶ Anh thanh niên có suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và lối sống đẹp. Đó là cách sống tích cực, tốt đẹp, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. - Sự đóng góp lặng lẽ, âm thầm mang lại lợi ích cho cuộc đời; biết sống đẹp, ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thực sự hạnh phúc khi nó đóng góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình. 3